Do ảnh hưởng kết hợp của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới với nhiễu động gió đông trên cao, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt ở nhiều địa phương.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, đêm qua và sáng sớm nay (17-10), lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế đã đạt đỉnh và đang xuống dần; riêng sông Hương và sông Vu Gia Thu Bồn đang lên. Mưa lớn trong mấy ngày qua khiến nhiều khu vực tại các tỉnh miền Trung bị ngập lụt trên diện rộng.
Huyện Bố Trạch (Quảng Bình) chìm trong mưa lũ. Ảnh Trần Văn/VNnet
Ngập lụt tại Tân Hóa - Quảng Bình. (Ảnh: TPO)
Dự báo ngày và đêm nay, các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Thuận có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất mưa to và dông khiến lũ trên sông Hương và sông Vu Gia-Thu Bồn tiếp tục lên. Người dân cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng và đồng bằng các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam.
Quảng Bình: Hơn 6.000 ngôi nhà bị ngập
Theo báo cáo của Ban PCLB và TKCN Quảng Bình, đến 16 giờ ngày 16-10, mưa lớn khiến nước sông Gianh tại Mai Hóa xấp xỉ báo động 3, nước trên sông Kiến Giang tại thị trấn Kiến Giang là 14,40m, vượt báo động 3 là 1,40m.
Đã có hơn 6.000 ngôi nhà bị ngập, trong đó có hơn 2.200 ngôi nhà bị ngập sâu hơn 1m. Các tuyến giao thông như Quốc lộ 1A, 12A, 15, đường Hồ Chí Minh bị ngập nhiều đoạn khiến giao thông bị ngưng trệ.
Để chủ động các biện pháp phòng chống mưa, lũ đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhà nước, nhân dân, tối 16-10, Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạnđã ban hành công điệnđề nghị Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão - Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi triển khai phương án chống lũ theo cấp báo động, kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu các hồ, đập vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét để tổ chức sơ tán dân bảo đảm an toàn về người và tài sản. |
Ngập nặng nhất là hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy với hơn 5.000 ngôi nhà bị ngập. Ông Dương Đệ Quang, Trưởng phòng NN&PTNT cho hay, nếu mưa còn kéo dài thì mực nước tại sông Kiến Giang sẽ lên trên mức báo động 3 hoảng 3m, hàng ngàn nhà dân bị ngập sâu, nhiều tuyến đường sẽ bị chia cắt.
Nước đã ngập 10 cồn nổi trên sông Gianh thuộc địa bàn huyện Quảng Trạch. Hơn 1,5 vạn dân sông trên các cồn nổi này bị cô lập hoàn toàn do thuyền bè không thể đi lại trên dòng nước chảy xiết.
Lãnh đạo huyện Minh Hóa cho hay, đã có 3 xã bị ngập là Tân Hóa, Hóa Sơn và Thượng Hóa. Ngập nặng nhất là rốn lũ Tân Hóa, có đến hơn 500 ngôi nhà bị ngập, có nơi sâu đến 4m. Người dân Tân Hóa tiếp tục lại phải di dời lên nhà bè hoặc chạy vào hang đá để tránh lũ. Tính đến 23h ngày 16-10, tỉnh Quảng Bình đã sơ tán 1.361 hộ/5.444 người đến nơi an toàn.
Quảng Trị: Hàng ngàn nhà dân chìm trong lũ
Đến cuối chiều 16-10, lượng mưa đo được tại Hải Tân (Quảng Trị) lên đến 651 mm, Hải Sơn 626mm, Đông Hà 480 mm; mực nước trên các sông lớn như Ô Lâu, Thạch Hãn, Bến Hải vượt báo động 2 và 3. Hiện mưa vẫn rất to, nước trên các sông đang lên nhanh. Mưa lũ không chỉ làm ngập vùng đồng bằng của huyện Hải Lăng mà còn ngập ở các xã gò đồi như Hải Trường, Hải Chánh, Hải Lâm.
Trước tình hình nước lũ lên cao, chính quyền xã Hải Sơn phải phá một đoạn đập cho thông nước để tránh nguy cơ vỡ đập. Giao thông từ trung tâm huyện Hải Lăng về các xã vùng đồng bằng hoàn toàn bị cô lập do nước lũ, nhiều nơi đường bị ngập hơn 1m.
Nhà dân ở thành phố Đông Hà bị ngập. Ảnh: Hồ Cầu
Theo Báo cáo của Ban chỉ huy PCBL tỉnh Quảng Trị, chiều 16-10, nước lũ bắt đầu tràn vào nhà dân. Đường vào vùng Ba Lòng ở huyện rẻo cao Đakrông bị tắc do nước lũ ngập cầu tràn; toàn bộ 3 xã Hải Phúc, Ba Lòng, Triệu Nguyên thuộc vùng chiến khu xưa Ba Lòng bị cô lập trong lũ; hàng ngàn hộ dân ở đây đã được di dời lên nhà ủy ban, trạm xá và ở những điểm cao để tránh lũ.
Tính đến 19h ngày 16-10, tỉnh Quảng Trịđã di dời 5.000 hộđến nơi an toàn. Tỉnh đã chỉ đạo các lực lượng cứu hộ, ứng cứu kịp thời 12 người dân bị cô lập đến nơi an toàn; đã chuẩn bị 24.000 thùng mì ăn liền, 54 tấn gạo tẻ, 18.000 chai nước lọc, 19.000 lít xăng, 19.000 lít dầu sẵn sàng cung ứng khi địa phương có yêu cầu.
Thừa Thiên - Huế: Mưa lũ gây chia cắt nhiều vùng
Theo ông Nguyễn Văn Cho, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, đến 17 giờ 30 chiều 16-10, nhiều tuyến đường chính trên địa bàn đã bị ngập lũ gây chia cắt giữa các thôn, xã như tuyến Quốc lộ 49B (từ Phong Hòa đi Điền Hương), Tỉnh lộ 11 (An Lỗ - Phong Sơn), Tỉnh lộ 4 (Phong Chương - Ưu Điềm), Tỉnh lộ 6 (Phò Trạch - Phong Chương), Tỉnh lộ 17 (thị trấn Phong Điền - Phong Mỹ)…
Lũ các triền sông tại Thừa Thiên – Huế đang lên nhanh. Ảnh: Đ.K/VNnet
Mưa rất to khiến cho các tuyến đường tại Tp. Huế ngập sâu.
Hàng trăm ngôi nhà dân bị lũ nhấn chìm từ 1-2,5m - Ảnh: Lăng A Cúi/T.Trẻ
Mức nước hồ thủy lợi Hòa Mỹ vượt tràn 0,5m, lũ trên sông Ô Lâu đoạn qua xã Phong Bình vượt trên báo động 3 là 0,15m và tiếp tục lên nhanh. Chiều tối 16-10, nhiều xã vùng trũng thuộc hạ lưu sông Ô Lâu như Phong Thu, Phong Hòa, Phong Bình, Phong Chương, Điền Hương, thị trấn Phong Điền và các xã ven phá Điền Lộc, Điền Hòa… khẩn trương sơ tán dân.
Tại huyện Phú Vang, mưa lớn gây chia cắt giữa nhiều xã, thị trấn dọc theo tuyến Tỉnh lộ 2, Tỉnh lộ 10 như Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Hồ, Phú Lương, Phú Đa… UBND huyện đã chỉ đạo ngành chức năng kêu gọi hơn 1.100 tàu thuyền đánh bắt trên biển và đầm phá về nơi trú tránh an toàn.
UBND huyện Phong Điền đã chỉ đạo ngành Giáo dục thông báo cho toàn bộ học sinh trên địa bàn nghỉ học tránh lũ kể từ sáng nay 17-10.
Tại khu vực Trung Trung bộ: Đợt mưa lũ từ ngày 13 đến 16-10 khiến2 người chết(tỉnh Quảng Bình 1; tỉnh Quảng Trị 1);4 người bị thương(tỉnh Quảng Bình);ngập 23.572 căn nhà;ngập 390 ha nuôi trồng thủy sản, 635 ha hoa mầu;6.361 hộ phải di dời. Tại Đồng bằng sông Cửu Long: Theo tổng hợp số liệu thiệt hại tính đến ngày 16-10,46 người chết, tăng 2 người;80.686 căn nhà bị ngập(tăng 2.401 nhà); 21.451 ha lúa bị ngập úng(tăng 829 ha);1.455,7 km đê bao, bờ bao bị sạt lở;1.294 km đường giao thông nông thôn bị ngập (tăng 36km)... |
Lan Phương (tổng hợp)