Ngành công nghệ toàn cầu có thể “thở phào nhẹ nhõm” khi ông Joe Biden chính thức đắc cử Tổng thống Mỹ?

Minh Anh| 18/11/2020 11:28
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Trong những dấu ấn sau 4 năm cầm quyền, việc kiềm chế nền công nghệ Trung Quốc được coi là một thành tựu lớn của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Liệu người kế nhiệm của ông, Tổng thống đắc cử Joe Biden có tiếp tục làm khó Trung Quốc hay là những cơ hội để ngành công nghệ toàn cầu được “thở phào nhẹ nhõm”.

Sau 4 năm đầy biến động dưới thời Tổng thống Donald Trump, tương lai của các nhà cung cấp chip, nhà sản xuất smartphone cũng như những gã khổng lồ thống trị Internet đang có những cơ hội mới khi chủ nhân của Nhà Trắng sắp được thay đổi.

my-trung.jpg
Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc bị ông Trump kiềm tỏa về mọi mặt. Ảnh: Financial Times

Kể từ khi chính phủ Mỹ của ông Donald Trump đưa Huawei Technologies và danh sách đen thương mại vào năm 2019, các hãng công nghệ nước này đã đánh rơi hàng tỷ USD doanh thu.

Wall Street Journal nhận định hạn chế sự phát triển của công nghệ Trung Quốc là quyết tâm đồng nhất của cả 2 đảng lớn tại Mỹ. Các chính trị gia của 2 đảng đều cho rằng Trung Quốc hỗ trợ cho các công ty nước này, tạo lợi thế cạnh tranh không lành mạnh.

my-trung2.jpg
Những chính sách được đưa ra trong vài năm qua, như hạn chế xuất khẩu công nghệ cho Huawei Technologies hay đánh thuế cao với hàng hóa sản xuất từ Trung Quốc, sẽ được tiếp tục duy trì với chính quyền mới.

Những nghị sĩ của cả 2 đảng đều đồng ý rằng Huawei là một mối nguy hại tới an ninh quốc gia Mỹ, và những hạn chế đối với công ty này đều dựa trên lo ngại đó.

Bước sang năm 2020, chính quyền này vẫn tiếp tục mở rộng cuộc đàn áp đối với các công ty công nghệ Trung Quốc, bao gồm cả TikTok. Thung lũng Silicon có lý do để lo ngại Bắc Kinh sẽ trả đũa và gây ra thiệt hại lớn đối với nền công nghệ Mỹ.

Theo Financial Times, khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang dần đi đến hồi kết cũng là lúc ngành công nghệ toàn cầu cũng đứng trước những thay đổi mang tính lịch sử.

my-trung3.jpg
Một trong những hy vọng lớn nhất mà giới công nghệ dành cho ông Biden chính là cuộc chiến giữa 2 cường quốc trên thế giới.

Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Biden từng cho biết ông lo ngại Trung Quốc sẽ sử dụng công nghệ để tăng sự kiểm soát của nhà nước, thay vì trao quyền cho công dân.

Những nhà tư vấn của ông Biden đã nhiều lần nói về cách đối phó với lợi thế 5G và trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc. Trong chiến dịch của mình, ông Biden từng cho biết ông lo ngại khi TikTokcó thể truy cập dữ liệu của người trẻ Mỹ quá dễ dàng.

TikTok là ứng dụng mạng xã hội nổi tiếng của công ty Trung Quốc ByteDance, và cũng là đối tượng bị hạn chế giao dịch trong sắc lệnh hành pháp của chính quyền ông Trump vào tháng 8.

my-trung5.jpg
Nền công nghệ của Mỹ và Trung Quốc vừa trải qua khoảng thời gian sóng gió dưới nhiệm kỳ ông Trump. Ảnh: SCMP.

Sau những diễn biến căng thẳng của cuộc bầu cử đầu tháng 11, nhiều hy vọng tin rằng Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ xoa dịu mối quan hệ không mấy tốt đẹp với Trung Quốc, đồng thời mang lại sự ổn định cần thiết cho các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đây chỉ là "cơ hội", không gì đảm bảo ông chủ mới của Nhà Trắng sẽ buông tha cho các công ty công nghệ Trung Quốc.

Tuy nhiên, giới chuyên gia trong ngành tin rằng ít có khả năng ông Biden sẽ đảo ngược tình thế hiện tại, hoặc ít nhất làm chậm lại quá trình chia tách chuỗi cung ứng giữa 2 nước.

my-trung6.jpg
Ngành công nghệ toàn cầu sẽ có cơ hội được “thở phào nhẹ nhõm” khi Nhà Trắng đổi chủ nhân?

“Có thể ông Biden sẽ tiếp tục chính sách cứng rắn với Trung Quốc, thậm chí có nhiều chiến lược hơn”, Orit Frenkel, nhà điều hành nhóm vận động Sáng kiến Lãnh đạo Mỹ. Theo bà Frenkel, cách tiếp cận của chính quyền ông Trump trước đây, bao gồm việc tăng thuế quan, đã gây ra nhiều thiệt hại tới các công ty Mỹ.

Bên cạnh đó, cuộc cạnh tranh công nghệ giữa 2 siêu cường sẽ gay gắt hơn dưới triều đại ông Biden. Với sức mạnh của công nghệ Trung Quốc, sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng sẽ trở thành mối đe dọa lớn tới an ninh quốc gia Mỹ.

“Xu hướng đa dạng hóa sẽ không thay đổi trong một thời gian dài”, Simon Lin, Chủ tịch của Wistron, đối tác sản xuất của Apple, Dell, HP, cho biết.

Theo Financial Times, quá trình chuyển dịch chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc sẽ là điều duy nhất không thay đổi. Apple, HP, Dell và Google đã yêu cầu các nhà cung cấp chuẩn bị phương án sản xuất “ngoài Trung Quốc”. Cùng lúc đó, nhiều công ty điện tử chủ chốt đã mở rộng cơ sở sản xuất của họ tại Đài Loan, Ấn Độ và nhiều quốc gia Đông Nam Á.

my-trung4.jpg

Dù chính quyền ông Biden đưa ra những biện pháp gì, các công ty công nghệ đều sẽ thận trọng hơn với những kinh nghiệm từ thời ông Trump. Nhiều biện pháp được Tổng thống Mỹ đương nhiệm đưa ra khiến các công ty bất ngờ và không phản ứng kịp thời.

Do vậy, nhiều lãnh đạo công nghệ mong rằng chính quyền sẽ tôn trọng ý kiến từ các công ty trong ngành hơn.

"Chính quyền mới vẫn sẽ cảnh giác với Trung Quốc, nhưng các biện pháp có thể sẽ không giống như thời ông Trump", Ajit Manocha, CEO của hiệp hội ngành sản xuất công nghệ SEMI chia sẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ngành công nghệ toàn cầu có thể “thở phào nhẹ nhõm” khi ông Joe Biden chính thức đắc cử Tổng thống Mỹ?