Một người đi cấp cứu sau khi ăn sam

Hoàng Huy| 08/04/2021 19:10
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận một bệnh nhân cấp cứu sau khi ăn sam với tình trạng nguy kịch.

Theo đó ngày 8/4, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (TP Uông Bí, Quảng Ninh) tiếp nhận và điều trị một bệnh nhân là phụ nữ (31 tuổi) có triệu chứng nổi mẩn đỏ toàn thân, ngứa vùng mặt, tức ngực, khó thở sau khi ăn sam biển.

Sau đó, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị viêm mao mạch dị ứng sau khi ăn sam, tình trạng nguy kịch phải súc rửa dạ dày ngay. Khoảng một giờ sau, tình trạng bệnh nhân ổn định trở lại.

Được biết, con sam biển (tên khoa học Tachypleus tridentatus) thường phân bố vùng ven biển, sống từng cặp, mỗi cặp làm tổ để sinh sống cùng nhau. Mỗi cặp sam thường đẻ rất nhiều trứng do đó người ta thường bắt sam để lấy trứng ăn là chính.

Sam trưởng thành nặng 1.5-2 kg. Chúng có vỏ cứng như mai cua, mình tròn vẹt, đường kính khoảng một gang tay (20 cm), dưới bụng có tám chân càng nhỏ, bơi rất chậm và bò như cua. Sam cái nặng khoảng 1 kg, sam đực nhỏ hơn, chỉ nặng bằng nửa sam cái. Đuôi sam có gờ mặt lưng rất rõ, hình tam giác.

Sam vốn là thức ăn ngon và bổ nên rất được người dân ưa chuộng. Tuy nhiên, người dân cần thận trọng khi ăn sam nói riêng và hải sản nói chung, đặc biệt là những hải sản lạ, bởi dễ gây dị ứng, ngộ độc, nhất là những người có tiền sử dị ứng.


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Một người đi cấp cứu sau khi ăn sam