Sự ra đời của các gói vay ưu đãi từ các Ngân hàng thương mại là giải pháp tài chính tối ưu hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) gặp khó về vốn
Theo Tổng cục thống kê, trong năm 2018, cả nước có 131,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Đây là năm thứ ba liên tiếp Việt Nam đạt kỷ lục về tăng trưởng doanh nghiệp. Đây là kết quả của điều kiện thuận lợi khi Việt Nam bắt đầu hội nhập quốc tế sâu rộng, doanh nghiệp có môi trường kinh doanh ngày càng thuận tiện.Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ nên phải đối diện nhiều khó khăn, rủi ro. Thực tế có đến 80% các doanh nghiệp mới thành lập không thể tồn tại quá 2 năm. Nguyên nhân phần lớn xoay quanh nguồn vốn. Một khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, có đến 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Trong đó, gần 1/3 không thể tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng và 1/3 doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Các nguyên do có thể kể đến từ phía doanh nghiệp như các doanh nghiệp nhỏ tài sản để thế chấp cho các khoản vay không nhiều, không đủ nhu cầu vốn hoặc hệ thống kế toán, tài chính chưa chuẩn mực như các doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó, cộng thêm yếu tố nhiều nhà băng chưa mặn mà với phân khúc khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng là một điểm khó để các doanh nghiệp chạm tay vào.
Thành công bền vững nhờ tiếp cận nguồn vốn
Tiếp cận đúng nguồn vốn, đúng thời điểm sẽ là bước đà mạnh mẽ để doanh nghiệp phát triển và bứt phá thành công. Điển hình như Công ty TNHH Mr & Mrs Clean với ngành nghề chính là cung cấp dịch vụ vệ sinh nhà cửa, công nghiệp được thành lập từ 2014. Để mở rộng hoạt động, Mr & Mrs Clean vừa gõ cửa Ngân hàng Bản Việt với khoản vay 5,9 tỷ đồng vào tháng 11 năm ngoái để mở rộng hoạt động kinh doanh, dịch vụ ước doanh thu đạt 20 tỷ đồng/năm. Một doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các loại máy bơm, van, ống công nghiệp thành lập từ năm 2007 cũng vừa tiếp cận được vốn vay tín chấp đến 2 tỷ đồng từ đó tăng doanh thu từ 40 đến hơn 47,5 tỷ đồng trong năm 2018 vừa qua
Trái với quan điểm “phòng thủ” hay ngại vay trước đây, nhiều ông chủ SME không đã gõ cửa ngân hàng tìm vốn trong giai đoạn này, trong bối cảnh tổ chức tín dụng hiện đang hỗ trợ hết sức mình cho các động lực phát triển quan trọng của nền kinh tế (các công ty SME chiếm 90% về số lượng doanh nghiệp trong nền kinh tế). Công ty TNHH TM Thép không rỉ Hiệp Lực thành lập năm 2008 ở Hóc Môn với ngành nghề chính là hoạt động thương mại sản phẩm từ thép không rỉ. Doanh thu công ty đã tăng lên 1-2 tỷ mỗi tháng sau khi vay ngân hàng. Trong năm nay, công ty dự kiến tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2019, công ty tiếp tục tham gia gói vay “Đồng hành cùng Bạn phát triển bền vững” có quy mô 1.000 tỷ đồng, với lãi suất chỉ từ 8,5%/ năm của Ngân hàng Bản Việt để tăng hạn mức cho vay vốn lưu động từ 5 tỷ lên 8,2 tỷ đồng.
Trên đây chỉ là một số điển hình trong số rất nhiều các công ty đã thành công từ nguồn vốn kịp thời và sử dụng đồng vốn hiệu quả bởi các gói vay ưu đãi với hồ sơ đơn giản, thời gian xử lý nhanh, các phương án vay và trả nợ linh hoạt, … Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể vay vốn lưu động dưới hình thức tín chấp (lãi suất 1%/tháng) hoặc có tài sản đảm bảo (tỉ lệ 200%). Các sản phẩm khác được cung cấp thêm như vay mua xe ô tô, hoặc mở thẻ tín dụng cho ban lãnh đạo, kèm theo đó là miễn phí một số dịch vụ thanh toán.
Theo các chuyên gia, các nhà băng ngày nay không chỉ hỗ trợ lãi suất tốt và ổn định, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường và doanh nghiệp, mà chất lượng các dịch vụ khác cũng được nâng cao như thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng. Quan hệ sâu hơn giữa nhà băng và doanh nghiệp ngày càng được cải thiện cũng sẽ mang lại lợi ích cho cả 2 hai phía, doanh nghiệp dễ dàng vay vốn mở rộng kinh doanh, còn các nhà băng cũng có thêm nguồn thu nhập ổn định.