Indonesia: Tin tức giả tăng đột biến trước cuộc bầu cử Tổng thống

Trâm Anh (theo The Guardian)| 20/03/2019 19:04
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Hàng chục bài đăng có chứa thông tin sai lệch với mục đích khiến người dân không tin vào một kết quả trung thực của cuộc bầu cử Tổng thống của Indonesia sẽ diễn ra vào ngày 17/4 tới.

 Indonesia: Tin tức giả tăng đột biến trước cuộc bầu cử Tổng thống

Tổng thống Indonesia Joko Widodo được chào đón bởi một biển điện thoại thông minh ở Jakarta hôm thứ ba.

Sự lan truyền của tin tức giả và thông tin sai lệch đã tăng đột biến ở Indonesia trong những tháng gần đây, đặc biệt là vài tuần trước khi hàng triệu người đi ​​bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc gia.

Dữ liệu được công bố trong một báo cáo mới từ Mafindo, một tổ chức tập trung vào việc chống lại tin tức giả và cải thiện kiến ​​thức kỹ thuật số, cho thấy tin tức giả và thông tin chính trị không thật tăng 61% trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2018 đến tháng 1 năm nay.

Trong số 109 thông tin sai lệch được xác định vào tháng 1 này thì có tới 58 tin mang màu sắc chính trị. Dữ liệu Mafindo mới nhất vừa được công bố thì tiếp tục cho thấy sự leo thang ngày càng tăng từ ​​tháng 2 đến giờ. Trong tháng 2 có 88 mục tin tức giả, trong đó có 36 mục có bản chất chính trị.

Trong số các mục tiêu của thông tin sai lệch, chủ tịch của Mafindo ông L Septiaji Eko Nugroho cho biết, không chỉ là các ứng cử viên chính trị mà còn cả các tổ chức bầu cử là mục tiêu xuyên tạc của tin giả. Rất nhiều thông tin sai lệch đang thực sự nhắm vào quá trình bầu cử, cố gắng khiến nó bị ảnh hưởng, điều này có thể rất nguy hiểm, ông Nugroho nói với tờ Guardian. Nếu quá trình bầu cử có tranh chấp thì bất cứ ai là người chiến thắng thì mọi người sẽ có xu hướng không tin tưởng vào kết quả và có thể gây ra sự hỗn loạn.

Trước cuộc bầu cử Tổng thống và lập pháp đồng thời dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 17/4, có tin đồn được lan truyền trên mạng rằng, hàng triệu lá phiếu đã đánh dấu đang được lưu trữ tại một cảng ở Jakarta.

Trong nền dân chủ lớn thứ ba thế giới và một quốc gia nằm trong số năm quốc gia có lượng người dùng Facebook và Twitter hàng đầu thế giới, tin tức giả mạo đã được sử dụng để làm sâu sắc thêm sự phân chia xã hội, sắc tộc và tôn giáo, sự phân cực mang bản sắc chính trị với các mục đích chính trị khác nhau.

Từ cuộc bầu cử tổng thống trước đó vào năm 2014 đến nay, khả năng thắng cử của Tổng thống hiện nay Joko Widodo đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi một chiến dịch bôi nhọ và cáo buộc ông vừa là người cộng sản và là người Trung Quốc.

Trong những tháng gần đây, chính phủ Indonesia đã bắt đầu một chiến dịch để chống lại những trò lừa bịp và tin tức giả mạo, một số trong đó nói rằng đã nhắm vào Tổng thống. Tuy nhiên, dữ liệu Mafindo đã cho thấy hiện tượng tin tức giả mạo đã ảnh hưởng đến cả hai đối thủ trong cuộc bầu cử Tổng thống.

Theo báo cáo của Mafindo được công bố vào hôm thứ Bảy, trong suốt năm 2018, Tổng thống đương nhiệm là mục tiêu lớn nhất của tin tức giả mạo, chiếm 28,98%, trong khi đó 20,85% nhắm vào đối thủ của ông là Mitchowo Subianto.

Trong số các nền tảng truyền thông xã hội được phân tích, thông tin sai lệch chủ yếu được lan truyền trên Facebook, chiếm khoảng 45% tất cả các tin tức giả được chia sẻ. Dữ liệu cũng chỉ ra xu hướng độ tinh vi ngày càng tang cùng với nhiều video được phát tán.

Tin tức giả mạo liên quan đến chính trị, bao gồm cả tôn giáo và sắc tộc, đã được chứng minh là rất khó để cải chính hoàn toàn. Một cuộc thăm dò mới của Trung tâm nghiên cứu Saiful Mu camera (SMRC) cho thấy 6% dân số vẫn tin rằng Tổng thống đương nhiệm Joko Widodo là thành viên của Đảng Cộng sản Indonesia.

Tuy nhiên, các chiến dịch tung tin giả dường như ít tác động đến Tổng thống đương nhiệm trong cuộc bầu cử năm nay. Widodo trong nhiều tháng vẫn duy trì vị trí dẫn đầu 20 điểm đối với đối thủ của mình trong hầu hết các cuộc điều tra bầu cử đáng tin cậy.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Indonesia: Tin tức giả tăng đột biến trước cuộc bầu cử Tổng thống