Hội đồng nghiệm thu công trình nghiên cứu khoa học TANDTC nghiệm thu đề tài khoa học

Mai Đỉnh| 21/05/2020 08:29
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Ngày 20/5, Hội đồng nghiệm thu công trình nghiên cứu khoa học TANDTC đã tổ chức nghiệm thu đề tài cấp Bộ “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp thương mại theo pháp luật Việt Nam”.

Đề tài do Thạc sỹ Nguyễn Văn Tiến, Thẩm phán TANDTC làm Chủ nhiệm và TS. Đặng Thị Thơm - Trưởng phòng giám đốc, kiểm tra về dân sự và kinh doanh thương mại TAND cấp cao tại Hà Nội làm Phó Chủ nhiệm.

Tại buổi nghiệm thu đề tài, sau khi nghe đại diện nhóm tác giả trình bày nội dung đề tài và các ý kiến nhận xét, đánh giá của các thành viên, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Thúy Hiền - Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đã ghi nhận và đánh giá cao giá trị thực tiễn của đề tài.

Hội đồng nghiệm thu công trình nghiên cứu khoa học TANDTC nghiệm thu đề tài khoa học

Đồng chí Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Thúy Hiền - Chủ tịch Hội đồng nêu các ý kiến nhận xét đề tài

Theo đánh giá của Hội đồng nghiệm thu, nhóm tác giả đã xác định rõ được mục đích nghiên cứu của đề tài, kết cấu của đề tài được xây dựng hợp lý, khoa học là công trình nghiêm túc, tâm huyết, thể hiện nhóm tác giả có sự am hiểu và chuyên sâu về nghiệp vụ. Đặc biệt, đây là đề tài nghiên cứu khoa học được nhóm tác giả xây dựng và nghiên cứu từ thực tế… Đề tài đã chỉ ra một số các bất cập như: tính đồng bộ của các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án có quyền áp dụng trong giai đoạn tiếp nhận đơn khởi kiện và xem xét việc thụ lý vụ án; phạm vi áp dụng của biện pháp có thể dẫn đến hiệu quả của biện pháp này không cao; thực tiễn phát sinh về trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng…

   Hội đồng nghiệm thu công trình nghiên cứu khoa học TANDTC nghiệm thu đề tài khoa học

Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu tặng hoa chúc mừng nhóm nghiên cứu đề tài khoa học

Thực tiễn cho thấy các giao dịch nói chung và giao dịch thương mại nói riêng diễn ra với nền tảng mới cho sự thay đổi cả về số lượng và tính chất với sự hội nhập và toàn cầu hóa, kéo theo sự phức tạp về các tranh chấp thương mại khiến các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời cần tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện.

Có thể thấy rằng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nói chung có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc ngăn chặn các hành vi trốn tránh trách nhiệm tài chính cũng như có thể thay đổi, tiêu hủy các bằng chứng bất lợi của các bên; đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ thương mại, thúc đẩy quan hệ thương mại phát triển phù hợp với xu thế hội nhập.

Hội đồng nghiệm thu công trình nghiên cứu khoa học TANDTC đã nghiệm thu và đánh giá kết quả xuất sắc đề tài “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp thương mại theo pháp luật Việt Nam” của nhóm tác giả.

* Cùng ngày, Hội đồng nghiệm thu công trình nghiên cứu khoa học TANDTC do Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Du làm Chủ tịch Hội đồng cũng đã tổ chức nghiệm thu và đánh giá kết quả xuất sắc đề tài “Nâng cao hiệu quả giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tại TAND cấp cao tại Hà Nội”.

Đề tài do TS. Đặng Thị Thơm - Trưởng phòng giám đốc, kiểm tra về dân sự và kinh doanh thương mại TAND cấp cao tại Hà Nội làm Chủ nhiệm đề tài, NCS. Nguyễn Viết Giang, Trưởng phòng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học TANDTC làm Phó Chủ nhiệm.

Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Du - Chủ tịch Hội đồng khoa học nhấn mạnh, đây là đề tài mang tính khoa học cao, phù hợp với công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, đồng thời thể hiện sự nghiêm túc công phu của nhóm tác giả trong nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, đề tài thể hiện được sự cấp thiết trong vấn đề giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm hiện nay. 

Hội đồng nghiệm thu công trình nghiên cứu khoa học TANDTC nghiệm thu đề tài khoa học

Đồng chí Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Du - Chủ tịch Hội đồng nêu các ý kiến nhận xét đề tài

TAND cấp cao tại Hà Nội được thành lập ngày 28/5/2015 ngoài chức năng xét xử phúc thẩm các bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực có kháng cáo, kháng nghị của 28 Tòa án cấp tỉnh phía Bắc thì TAND cấp cao tại Hà Nội còn có chức năng giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị phát hiện có sai lầm nghiêm trọng.

Bình quân mỗi năm, TAND cấp cao tại Hà Nội tiếp nhận khoảng 8.000- 12.000 đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm (chủ yếu là đơn giám đốc thẩm), với số lượng đơn ngày càng gia tăng, trong khi bộ phận nghiên cứu giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm tập trung tại các phòng giám đốc, kiểm tra chỉ có 40 cán bộ công chức nên áp lực công việc là rất lớn.

Việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành và Nghị quyết của Quốc hội trong việc giải quyết 60% đơn đề nghị giám đốc thẩm là một vấn đề vô cùng cấp bách, cần phải có giải pháp đột phá, trong đó có giải pháp về sử dụng nhân lực và khoa học công nghệ vá các yếu tố xây dựng, áp dụng pháp luật và cơ sở vật chất cho công tác giải quyết đơn đề nghị.

Hội đồng nghiệm thu công trình nghiên cứu khoa học TANDTC nghiệm thu đề tài khoa học

Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu tặng hoa chúc mừng nhóm nghiên cứu đề tài khoa học

Việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng giải quyết đơn đề nghị giám đốc và chỉ ra các biện pháp ưu việt trong việc thúc đẩy tỷ lệ giải quyết đơn cũng như nâng cao chất lượng giải quyết đơn đề nghị không chỉ đặt ra đối với TAND, mà còn cấp thiết với cả ba Tòa cấp cao.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hội đồng nghiệm thu công trình nghiên cứu khoa học TANDTC nghiệm thu đề tài khoa học