Hiểm họa từ những mồi nhậu có 1 không 2

Mỹ Linh| 17/07/2014 14:38
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Ít ai biết hết được hiểm họa từ những mồi nhậu "ve sâu thoát xác", tiết canh... Những món quen thuộc của dân nhậu lại đem đến hậu quả vô cùng lớn.

Ẩn họa từ món nhậu ve sầu

Ve sầu là loài côn trùng không còn quá xa lạ đối với người dân Việt Nam, nhất là vào mùa hè. Nhiều người đã tận dụng mùa ve sầu phát triển rầm rộ để bắt nhộng ve về làm mồi nhậu. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và chế biến các món ăn từ ve sầu không đảm bảo vệ sinh nên không ít người đã phải trả giá vì ham “món ngon, vật lạ” này.

Nhiều người vẫn chưa quên vụ 4 bệnh nhân từ Bà Rịa -Vũng Tàu có biểu hiện ngộ độc được chuyển cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM trong tình trạng mê man, co giật vì nhậu nhộng ve chiên giòn, giữa năm 2013. Các bác sĩ xác định bốn bệnh nhân bị nhiễm một loại nấm từ thân nhộng ve sầu. Sau khi cấp cứu kịp thời, bốn bệnh nhân được chuyển sang khoa Nhiệt Đới, Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị.

ngo doc moi nhau, ngo doc, ngo doc vi nhau oc sen, ngoc doc vi nhau tiet canh, hiem hoa tu moi nhau, moi nhau khong an toan, an toan ve sinh thuc pham

Đầu tháng 6/2014 một người dân ngụ tỉnh Bình Phước đã tử vong vì uống rượu với mồi nhậu là hơn chục nhộng ve sầu chiên với hai bạn nhậu. Sau khi kết thúc cuộc nhậu khoảng hơn một giờ thì mọi người phát hiện cả ba nạn nhân nằm mê man nên đưa đi bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, sau đó một trong ba người không qua khỏi do nhiễm độc quá nặng

Theo một bác sĩ tại Bệnh viện Chợ Rẫy, các trường hợp bị ngộ độc sau khi nhậu nhộng ve sầu là do một loài nấm sống kí sinh trên nhộng ve gây ra. Không chỉ nhộng ve mà các loài côn trùng sống dưới đất thường bị các loài kí sinh trùng, nấm độc bám vào nên rất nguy hiểm. Khi ăn phải loại nấm này, bệnh nhân thường có các biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nếu bị nặng sẽ dẫn đến hôn mê sâu.

Hoại tử, tử vong do ăn tiết canh lợn

Rất nhiều trường hợp chỉ vì ăn ăn tiết canh bị liên cầu khuẩn lợn nhưng không có điều kiện chữa trị nên đành phải xin về nhà chờ chết.

Sáng 5/6, bệnh nhân Lê Đình H. được đưa đến BV đa khoa Hương Trà (Huế) với các triệu chứng sốt cao, người run cầm cập. Sau khi điều trị khoảng 3 giờ đồng hồ thì bệnh nhân có triệu chứng choáng, xuất hiện vết tím tái trên da... nên đã được chuyển lên BV TW Huế để điều trị.

Bệnh nhân Trần Văn Anh (39 tuổi ở Ninh Bình) bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn do ăn tiết canh đã tử vong sau 3 ngày nhập viện điều trị. Bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn, dẫn tới nhiễm trùng huyết suy đa tạng, có nhiều ban hoại tử đen toàn thân, đặc biệt là ở mặt.

ngo doc moi nhau, ngo doc, ngo doc vi nhau oc sen, ngoc doc vi nhau tiet canh, hiem hoa tu moi nhau, moi nhau khong an toan, an toan ve sinh thuc pham

Bệnh nhân Trần Văn Anh bị hoại tử khuôn mặt vì liên cầu khuẩn lợn

ngo doc moi nhau, ngo doc, ngo doc vi nhau oc sen, ngoc doc vi nhau tiet canh, hiem hoa tu moi nhau, moi nhau khong an toan, an toan ve sinh thuc pham

Chân bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn

Theo thông tin từ Bệnh viện bệnh Nhiệt đới TW, từ đầu năm 2014 đến nay, Bệnh viện này tiếp nhận gần 10 ca bệnh liên quan đến liên cầu khuẩn lợn.

Ăn ốc sên bị ký sinh trùng tấn công não

Bác sĩ Mai cho biết, thời gian gần đây, khoa Nhiễm Việt - Anh tiếp nhận hai bệnh nhân ở quận Gò Vấp, TPHCM nhập viện với triệu chứng hôn mê sâu do nhậu với ốc sên sống và một trong hai bệnh nhân phải sống đời sống thực vật vĩnh viễn. 

Đầu tháng 7/2014, một bé trai 9 tuổi ngụ quận 8, TPHCM nhập viện Nhiệt Đới với triệu chứng nôn ói, sốt cao và đau đầu dữ dội, sau khi xét nghiệm, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị nhiễm kí sinh trùng trong ốc sên tấn công não gây bệnh viêm màng não do trước đó bệnh nhân này cùng một số người bạn đi bắt ốc sên về nướng ăn.

ngo doc moi nhau, ngo doc, ngo doc vi nhau oc sen, ngoc doc vi nhau tiet canh, hiem hoa tu moi nhau, moi nhau khong an toan, an toan ve sinh thuc pham

Ốc sên - vật chủ mang ký sinh trùng gây bệnh

Ký sinh trùng trong ốc sên kkhi vào cơ thể người, thường tấn công lên não gây bệnh ở hệ thần kinh trung ương như: viêm màng não, chảy máu não hoặc làm teo thần kinh mắt, liệt nhẹ tay chân, rối loạn tâm thần...
 
Bác sĩ khuyến cáo không sử dụng ốc sên là giải pháp tốt nhất để tránh hiểm họa do ký sinh trùng cư ngụ trong loài ốc này gây ra.

Kết

Nhiều dân nhậu có quan niệm phải ăn tái mới ngon, luộc chín quá mất ngọt nên thường làm tái chanh để nhậu hoặc cho rằng rượu có thể diệt được các loại vi khuẩn trong thức ăn còn sống nên chủ quan. Thực tế chanh và rượu không có khả năng diệt được vi khuẩn trên. Vì vậy vì sức khỏe và an toàn cho bản thân cần chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để có những bữa nhậu lành mạnh tránh để lại hậu quả đáng tiếc về sau.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hiểm họa từ những mồi nhậu có 1 không 2