Thành phố Gurgaon của Ấn Độ đứng đầu danh sách 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới năm 2018. Ngoài ra trong danh sách này còn có sự góp mặt của 6 thành phố khác cũng của Ấn Độ.
Ấn Độ, nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới, chiếm 22 trong số 30 thành phố ô nhiễm nhất. 8 thành phố còn lại là 5 thành phố ở Trung Quốc, 2 ở Pakistan và 1 ở Bangladesh.
Bảy trong số 10 thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới là ở Ấn Độ. Theo một nghiên cứu mới đây cho thấy trận chiến Nam Á đã gây ra sự suy giảm chất lượng không khí và tốn kém về kinh tế đối với không chỉ Ấn Độ mà còn ảnh hưởng tới toàn thế giới.
Người đi bộ đi dọc theo một con đường mù mịt khói bụi gần Gurugram, Ấn Độ. (Bloomberg)
Gurugram, nằm ở phía Tây Nam Ấn Độ cùng với thủ đô New Delhi, dẫn đầu tất cả các thành phố về mức độ ô nhiễm trong năm 2018, ngay cả khi chỉ số đo lường mức độ ô nhiễm của nó được cải thiện so với năm trước, theo dữ liệu do IQAir AirVisual và Greenpeace công bố.
Chỉ số đo lường mức độ ô nhiễm dùng để đánh giá mật độ tồn tại trong không khí của một loại vật chất dạng hạt mịn có tên là PM2.5. PM2.5 là một chất ô nhiễm có thể tồn tại sâu trong phổi và máu của con người.
Ba thành phố khác của Ấn Độ đã gia nhập Faisalabad, Pakistan, cũng nằm trong top 5.
Điều này có ảnh hưởng rất lớn, đến sức khỏe và ví tiền của người dân, Yeb Sano, giám đốc điều hành Greenpeace ở Đông Nam Á, cho biết trong một báo cáo cùng các số liệu vừa được công bố mới đây. Ngoài việc gây chết người, nó còn gây ra một khoản chi phí ước tính lên tới 225 tỷ đô la và hàng nghìn tỷ đồng chi phí y tế.
Danh sach 10 thành phố có mức độ ô nhiễm không khí nhất thế giới năm 2018 (7 trong số 10 thành phố là của Ấn Độ)
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, ô nhiễm môi trường ở Ấn Độ đã làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe ở nước này và tổn thất năng suất do ô nhiễm lên tới 8,5% tổng sản phẩm quốc nội.
Trong khi đó, Trung Quốc đã đạt được tiến bộ rõ rệt về mức độ ô nhiễm với nồng độ trung bình giảm 12% trong năm 2018 so với năm trước, theo dữ liệu vừa được công bố.