Gói hỗ trợ phục hồi nền kinh tế phải đủ lớn

Trang Nhi| 11/11/2021 16:38
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Giải pháp phục hồi kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, dự kiến sẽ là những nhóm vấn đề “nóng” trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Xây dựng gói hỗ trợ quy mô đủ lớn, được thông qua sẽ triển khai từ đầu năm 2022

Mở đầu phiên chất vấn, Đại biểu Ma Thị Thúy (đoàn Tuyên Quang) đề nghị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đánh giá kinh nghiệm phục hồi kinh tế của thế giới; đồng thời những định hướng lớn trong chương trình tổng thể phục hồi kinh tế của Việt Nam.

bo-truong-nguyen-tri-dung.jpg
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, các nước trên thế giới có chính sách, quyết sách nhanh, gói quy mô lớn, chưa có tiền lệ, bất chấp kỷ luật về tài chính. Các nước chấp nhận bội chi ngân sách, tăng nợ công. Nhờ đó sau khi tiêm phủ vắc xin, các nước này đã hồi phục kinh tế rất nhanh. Các nước cũng bỏ ngân sách đầu tư rất lớn cho cơ sở hạ tầng để kích thích sự hồi phục và phát triển kinh tế.

Về quan điểm chương trình tổng thể phục hồi nền kinh phải có quy mô đủ lớn, phải đảm bảo kinh tế, vi mỗ, hỗ trợ cả cung và cầu cho nền kinh tế. Thực hiện linh hoạt chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Phải thực hiện chính sách hỗ trợ cả ngắn hạn và dài hạn. Các chính sách phải khả thi bảo đảm, hỗ trợ trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với khả năng vay và trả.

Mục tiêu là phục hồi nhanh và thích ứng linh hoạt với dịch bệnh. Đồng thời đảm bảo mục tiêu tăng trưởng giai đoạn 2021- 2025 là 6,5-7%. Thời gian thực hiện trong 2 năm là 2022- 2023.

Chậm giải ngân vốn đầu tư công, trách nhiệm chủ yếu thuộc địa phương

Liên quan đến những chậm trễ trong việc viải ngân vốn đầu tư công và vốn ODA, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, giải ngân vốn đầu tư công được nhiều đại biểu quan tâm, được nêu ra nhiều cuộc họp. Tuy nhiên, vẫn chưa được giải quyết, tỷ lệ giải ngân rất thấp.

Nguyên nhân do công tác chuẩn bị hồ sơ, dự án còn nhiều bất cập, phải điều chỉnh nhiều lần. Giải phóng mặt bằng là câu chuyện muôn thuở chưa giải quyết được vì liên quan đến những vướng mắc trong Luật Đất đai, dẫn đến khiếu kiện. Công tác đấu thầu, vốn đối ứng cũng còn những hạn chế. Riêng năm 2021, còn có nguyên nhân ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thời gian giãn cách xã hội dài, thiếu lao động, chi phí vận chuyển tăng cao.

Tuy nhiên, theo ông Dũng, trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công đã phân cấp nhiều cho các địa phương, bộ chỉ thực hiện một số khâu. Do đó, việc thực hiện giải ngân vốn đầu tư công chậm trễ chủ yếu là do các địa phương.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Gói hỗ trợ phục hồi nền kinh tế phải đủ lớn