Không chỉ lời nói trong giao tiếp mới quan trọng, ngôn ngữ cơ thể cũng có ý nghĩa lớn trong việc chuyển tải thông điệp tới người đối diện. Dạy con cách kiểm soát ngôn ngữ cơ thể càng sớm sẽ giúp con có tư duy và xử lý mọi vấn đề tốt hơn.
Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lí, hiểu biết lẫn nhau, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau và thường xuyên diễn ra trong cuộc sống. Khi nói đến giao tiếp, nhiều người cho rằng lời nói là công cụ, phương tiện quan trọng và hữu hiệu nhất của con người. Tuy nhiên điều này thật không hẳn đúng khi có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng con người có khả năng giao tiếp ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Ngay từ khi là trẻ sơ sinh, bé dụi mắt, mút ngón tay, hậm hừ, đá chân… là những ngôn ngữ "đặc biệt" của bé hay còn gọi là ngôn ngữ cơ thể mà ba mẹ nên thấu hiểu.
Các nhà khoa học đưa ra một nghiên cứu cho thấy, lời nói bao gồm 3 yếu tố: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và giọng điệu. Trong đó ngôn ngữ chỉ chiếm 7% tác động đến người nghe, 38% là do giọng điệu và quan trọng nhất 55% lại dành cho phi ngôn ngữ (ngôn ngữ cơ thể). Những công trình nghiên cứu ngày nay đã ghi vào danh mục hơn một triệu bản mã và tín hiệu liên quan đến ngôn ngữ cơ thể.
Ngôn ngữ cơ thể được cho là một yếu tố phụ thuộc nhiều vào cảm xúc, chính vì vậy việc kiểm soát nó là điều không dễ dàng. Đối với trẻ con yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới giao tiếp của chúng là các bậc phụ huynh. Cha mẹ cũng hoàn toàn có thể giúp và định hình cho con những gì nên và không nên khi giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể.
Khi trẻ mong muốn hay có những yêu cầu như thế nào thường chúng sẽ nói và đòi hỏi với bố mẹ. Khi đáp ứng điều kiện đó trẻ sẽ vui, cười còn ngược lại sẽ khóc và hét lớn tỏ ý không vừa lòng. Chính vì vậy bố mẹ hãy hướng dẫn các con khi không hay chưa nhận được các yêu cầu của bản thân phải có thái độ như thế nào cho phù hợp với từng đối tượng. Giúp trẻ bình tĩnh và phân tích vì sao được và không được sẽ giúp con có cách nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn nhất.
Khi trẻ đang cau mày hay tỏ ra khó chịu một điều gì đó, bạn hãy để ý và có những lời giải thích hoặc hành động để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của trẻ. Từ đó trẻ sẽ hiểu và bày tỏ cảm xúc một cách đúng đắn hơn trong những lần sau.
Cha mẹ hãy dạy con về những ngôn ngữ cơ thể căn bản, như nụ cười: đây được xem là một trang sức trong giao tiếp và cũng là phương tiện làm quen hay xin lỗi rất tinh tế, ý nhị. Biết sử dụng nụ cười đúng lúc, hợp lý là một nghệ thuật cần được rèn luyện thường xuyên để có thể biểu cảm thông qua các kiểu cười khác nhau. Luôn nở nụ trên môi sẽ tạo được kết quả giao tiếp tốt.
Đôi mắt là bộ phận quan trọng nhất của con người. Tiếp xúc bằng mắt là điều kiện đầu tiên giúp bạn giao tiếp thành công. Tiếp xúc bằng mắt là một dấu hiệu đầy sức mạnh thể hiện sự kính trọng và quan tâm. Nếu bạn không nhìn một ai đó, họ sẽ nghĩ rằng bạn đang lo lắng, không chân thành hoặc thiếu quan tâm. Do vậy, trong khi trò chuyện, thỉnh thoảng hãy giao tiếp bằng mắt 1 đến 10 giây và hãy chú ý lắng nghe.
Động tác cơ thể trong giao tiếp. Cử chỉ và điệu bộ trong giao tiếp bộc lộ những suy nghĩ thầm kín, thể hiện được nhiều điều mà lời nói không làm được. Thái độ ứng xử cho biết giao tiếp bằng cử chỉ thể hiện được nhiều điều mà lời nói không làm được. Khi không thể diễn đạt được bằng lời nói, tốt hơn hết chúng ta nên sử dụng điệu bộ. Điệu bộ phản ánh chính xác, cảm giác, thái độ và ý định của con người. Trong khi tṛò chuyện, người nói không nên mân mê quần áo, đồ trang sức hay bất ḱì vật dụng nào, v́ì điều đó cho thấy bạn đang bối rối hoặc bị phân tán tư tưởng trong quá trình tiếp xúc với ai đó.