Gia Lai và hành trình đưa du lịch trở thành mũi nhọn kinh tế

Kim Oanh| 17/01/2020 16:31
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Để khắc phục những trở ngại và từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch Việt Nam, Gia Lai đã đẩy mạnh liên kết với các địa phương khác, tạo chính sách ưu đãi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

Đa dạng tiềm năng phát triển

Nằm trong vùng Tam giác phát triển của khu vực Đông Dương là Việt Nam - Lào - Campuchia, Gia Lai có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng của vùng Tây Nguyên.

Vùng đất này còn là điểm đến đầy tiềm năng với nhiều cảnh quan thiên nhiên với núi rừng hoang sơ, hùng vĩ, được thiên nhiên ưu ái ban tặng tiềm năng du lịch sinh thái phong phú với những khu rừng nguyên sinh cùng hệ thực vật đa dạng, những dòng sông quanh co chảy xiết và những hồ nước mênh mông phẳng lặng. Vùng đất này còn được tô điểm thêm bởi những cánh rừng cao su, đồi chè, cà phê bạt ngàn và những công trình thủy điện quốc gia được mệnh danh là kỳ tích trên cao nguyên đất đỏ.

Gia Lai và hành trình đưa du lịch trở thành mũi nhọn kinh tế

Biển hồ T’nưng

Ngoài những ưu đãi về thiên nhiên, cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Gia Lai mang những bản sắc văn hoá cổ xưa độc đáo. Băng qua bao thăng trầm lịch sử, cuộc sống của cộng đồng hơn 40 dân tộc nơi đây vẫn giữ được nét văn hoá đặc sắc qua văn hoá cồng chiêng, kiến trúc nhà mồ và tượng nhà mồ, cùng hàng loạt các lễ hội truyền thống mang hơi thở của những tập tục sơ khai.

Bên cạnh đó, những di tích hào hùng ghi nhận lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm như khu di tích lịch sử Tây Sơn Thượng Đạo, Chiến thắng Plei Me, chiến thắng Đăk Pơ, làng kháng chiến Stơr… cũng là những yếu tố lý tưởng để thu hút khách du lịch.

Với những điều kiện thuận lợi trên, lượng khách đến Gia Lai không ngừng tăng trưởng trong các năm qua. Theo số liệu chính thức từ tỉnh, ước tính năm 2018, có khoảng 670.000 lượt khách đến với Gia Lai, tăng 34%, doanh thu du lịch đạt khoảng 305 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2017. Cũng theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai, tổng số khách đến Gia Lai trong 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 435.400 lượt, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 51,8% kế hoạch. 

Đánh thức tiềm năng du lịch

Mặc dù sở hữu tiềm năng du lịch to lớn nhưng nhiều năm qua, tốc độ phát triển của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Ngành du lịch Gia Lai còn đứng trước nhiều thách thức như: việc khai thác các tuyến du lịch trong khu vực còn trùng lặp, khó khăn trong việc hợp tác với đồng bào dân tộc thiểu số khi cung ứng các sản phẩm du lịch… và đặc biệt là điều kiện cơ sở hạ tầng, đường giao thông còn hạn chế.

Gia Lai và hành trình đưa du lịch trở thành mũi nhọn kinh tế

Văn hóa dân tộc đa dạng

Để khắc phục những trở ngại nêu trên và từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch Việt Nam, Gia Lai đã đẩy mạnh liên kết với các tỉnh trong khu vực để phát triển du lịch, tạo chính sách ưu đãi thu hút doanh nghiệp đến đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Tỉnh cũng đã triển khai xây dựng đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Gia Lai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, với các quy hoạch chi tiết như: Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (huyện Mang Yang, Đak Đoa, Kbang), Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng (huyện Kbang); khu phố ẩm thực, mua sắm tại trung tâm thành phố Pleiku và Công viên Diên Hồng...

Mặt khác, Gia Lai đã và đang đẩy mạnh liên kết với các tỉnh trong khu vực nhằm tăng cường phát triển và đa dạng các loại hình vận tải bằng đường bộ và đường không.

Doanh nghiệp tư nhân vào cuộc

Sở Du lịch tỉnh đã chủ động phối hợp với các hãng hàng không, đẩy mạnh triển khai mở các đường bay mới kết nối Cảng hàng không Pleiku, Gia Lai, nhất là trong thời điểm mùa lễ Tết 2020 đang cận kề.

Mới đây nhất, Bamboo Airways gây chú ý khi triển khai nhiều đường bay kết nối TP. Pleiku với các thành phố du lịch và kinh tế trọng điểm bao gồm Hà Nội và Vinh.

Với những kế hoạch trên, Hãng kỳ vọng đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trước thềm Tết Canh Tý 2020, giúp du khách thuận lợi khám phá Tây Nguyên. Từ đó Hãng kỳ vọng đóng góp vào công cuộc khai thác tối đa tiềm năng du lịch Đắk Lắk, thúc đẩy gia tăng liên kết vùng, đồng thời nâng cao sức thu hút của Đắk Lắk đối với du khách về một điểm đến du lịch di sản văn hóa.

Gia Lai và hành trình đưa du lịch trở thành mũi nhọn kinh tế

Bamboo Airways gây chú ý khi triển khai nhiều đường bay kết nối TP. Pleiku

Trước đó, Bamboo Airways đã khai thác các đường bay Pleiku – Đà Nẵng, đáp ứng nhu cầu đi lại của hàng chục nghìn hành khách trong nước và quốc tế.

Trở thành hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam vận hành máy bay thân rộng sau khi đưa vào khai thác thương mại Boeing 787-9 Dreamliner từ ngày 1/1/2020, Bamboo Airways đang nhanh chóng bổ sung ghế để tăng cường trong giai đoạn cao điểm Tết 2020.

Tính đến thời điểm hiện tại, Bamboo Airways dự kiến cung cấp bổ sung 101.700 chỗ trên các chặng bay nội địa trong thời gian từ 09/01/2020 đến 08/02/2020 (tức 15 tháng Chạp đến 15 tháng Giêng). Kết hợp lịch bay thường lệ hãng đang khai thác, tổng cung ước đạt gần 1 triệu ghế, tương ứng với hơn 15% thị phần vận chuyển hàng không nội địa trong dịp Tết Nguyên đán 2020.

Bên cạnh việc tăng tải phục vụ nhu cầu di chuyển của các hành khách, Bamboo Airways cũng triển khai nhiều dịch vụ gia tăng như chương trình vận chuyển mai đào dưới dạng hành lý ký gửi trên các chuyến bay, cùng chương trình quay số may mắn “Tết cùng Bamboo, vi vu đắc lộc” để trúng các phần quà với tổng trị giá lên đến hàng tỉ đồng dành cho khách sử dụng dịch vụ.

Bamboo Airways hiện đang khai thác 39 đường bay nội địa và quốc tế. Tính đến hiện tại, Hãng đã thực hiện hơn 20.000 chuyến bay an toàn tuyệt đối, vận chuyển hơn 3 triệu lượt khách.

Trong năm 2019, Bamboo Airways là hãng hàng không đúng giờ nhất toàn ngành với tỷ lệ đúng giờ 94,2%.

Trong năm 2020, Hãng dự kiến mở rộng quy mô mạng bay lên 85 đường bay, trong đó có 60 đường bay nội địa và 25 đường bay quốc tế.

Dự kiến đội bay của Bamboo Airways đạt 50 máy bay, trong đó có 12 máy bay Boeing 787-9 Dreamliner trong năm 2020, tiến tới con số 100 máy bay vào năm 2025, vận chuyển 50 triệu lượt khách/năm.

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Gia Lai và hành trình đưa du lịch trở thành mũi nhọn kinh tế