Khoảng 21h00 ngày 27/12 (giờ địa phương), tính năng Safety Check của Facebook bất ngờ được kích hoạt với thông báo “có vụ nổ bom ở Bangkok”.
Tính năng Safety Check của Facebook bị kích hoạt nhầm vì tin tức giả mạo
Tuy nhiên, cảnh báo được trích dẫn trên Safety Check (kiểm tra an toàn) không nêu rõ địa điểm và nguồn tin cụ thể mà chỉ căn cứ từ việc “tiếp nhận các nguồn phương tiện truyền thông”. Sau quá trình kiểm chứng, The Verge (một đối tác của Vox Media) cho biết nguồn tin đăng tải trên Safety Check chỉ là thông tin giả mạo.
Cụ thể, The Verge chỉ ra liên kết mà Facebook thu thập cho thấy nguồn tin xuất phát từ trang Bangkok Informer, và nói về vụ nổ xảy ra ở ngôi đền Erawan… từ năm 2015. Bên cạnh đó, xác minh các nguồn tin đáng tin cậy từ chính phủ Thái Lan và các cơ quan tin tức độc lập cho thấy: không hề có “vụ nổ bom ở Bangkok” vào tối 27/12.
Trước đó, Facebook cũng từng nhầm lẫn khi kích hoạt tính năng Safety Check với thông tin giả mạo. Chẳng hạn, hồi tháng 3/2016,
Hồi tháng 10/2014, Facebook ra mắt tính năng Safety Check với mục đích nhắc người dùng tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi các thảm họa thiên nhiên hoặc do con người gây ra thông báo “Tôi an toàn”. Tính năng này thực sự ý nghĩa khi cho phép bạn bè và người thân của những người trong khu vực xảy ra thảm họa biết được rằng họ không sao.
Tuy nhiên, từ khi ra mắt, tính năng Safety Check cũng vướng phải một số rắc rối nhạy cảm, đặc biệt là sau thảm họa lớn. Chẳng hạn hồi tháng 11/2015, CEO của Facebook Mark Zuckerberg đã xin lỗi khi Safety Check được kích hoạt sau vụ tấn công khủng bố Paris, nhưng lại không kích hoạt cho một vụ đánh bom tự sát tại Beirut trước đó đã giết chết 43 người.
Tháng 3/2015, Facebook đã xin lỗi vì vô tình gửi cảnh báo Safety Check sau khi vụ đánh bom tự sát tại Lahore, Pakistan - khiến hơn 65 người chết và hơn 300 người bị thương - cho những người dân ở các khu vực không bị ảnh hưởng trong đó có Mỹ, Anh, Việt Nam và một số nước khác.
Sau đó, trong một bài viết trên Fanpage “Disaster Response on Facebook” (Phản ứng với các thảm họa), Facebook đã gửi lời xin lỗi tới người dùng nhận được thông báo nhầm lẫn, đồng thời cho biết “đây là loại lỗi phát sinh trái với mong muốn” của Facebook.
Tuy nhiên, xuất phát từ mục đích nhân văn, sự cố Safey Check sẽ trở thành động lực thúc đẩy Facebook tiếp tục thay đổi các thuật ngữ để có thể nhận biết được các tin tức giả mạo.