Liên minh châu Âu (EU) ngày 16/10 đã mở rộng danh sách trừng phạt đối với Syria, bổ sung thêm 7 bộ trưởng nước này.
Các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) đối với Syria
Theo tài liệu được công bố chính thức trên cổng thông tin điện tử của Hội đồng Liên minh châu Âu, lệnh trừng phạt của EU đối với Syria được áp dụng đối với Bộ trưởng Thương mại Talal al-Barazi, Bộ trưởng Văn hóa Lubna Mushawwe, Bộ trưởng Giáo dục Darim Tabaa, Bộ trưởng Tư pháp Ahmed al-Seyid, Bộ trưởng Tài nguyên nước Mamam Raat, Bộ trưởng Tài chính Kenan Yagi và Bộ trưởng Vận tải Zoheir Hazim.
Tất cả các bộ trưởng nói trên được bổ nhiệm trong khoảng thời gian từ tháng 5-8/2020, tài liệu nêu rõ EU cho rằng những bộ trưởng này phải chịu trách nhiệm về dân thường Syria bị “đàn áp”.
Ngày 28/5/2020, Hội đồng Liên minh châu Âu đã gia hạn thêm một năm các lệnh trừng phạt chống chính phủ Syria, vốn hết hiệu lực vào ngày 1/6. Danh sách trừng phạt khi đó bao gồm 273 cá nhân bị cấm nhập cảnh vào EU, tài khoản của họ nên bị đóng băng. Ngoài ra, các biện pháp hạn chế áp dụng đối với 70 tổ chức Syria.
Với quyết định nói trên, danh sách trừng phạt mà EU nhắm vào Syria hiện nay bao gồm 280 cá nhân và 70 tổ chức, bị cấm đi lại và đóng băng tài sản. Danh sách mở rộng có hiệu lực từ khi công bố, tức ngày 16/10/2020.
EU lần đầu tiên bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt vào năm 2011. Các biện pháp này cũng bao gồm lệnh cấm nhập khẩu dầu, hạn chế đầu tư, đóng băng tài sản của ngân hàng trung ương nắm giữ tại EU và giới hạn xuất khẩu đối với thiết bị và công nghệ có thể được sử dụng để đàn áp dân thường hoặc giám sát điện thoại và internet của họ.
Hội đồng Liên minh châu ÂU luôn xem xét các diễn biến trong cuộc xung đột Syria. Mọi quyết định kéo dài các biện pháp trừng phạt là để Hội đồng thực hiện hàng năm.
EU vẫn cam kết tìm kiếm một giải pháp chính trị lâu dài và đáng tin cậy cho cuộc xung đột ở Syria trên cơ sở Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Thông cáo chung Geneva 2012.