Chính thức xét xử trực tuyến từ ngày 1/2/2022

Nguyên Bình| 16/12/2021 18:20
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Liên ngành tư pháp Trung ương vừa ký ban hành Thông tư liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành việc Tổ chức phiên tòa trực tuyến theo Nghị quyết 33/2021/QH15 của Quốc hội.

Theo đó, Thông tư liên tịch này quy định chi tiết và hướng dẫn việc xem xét, quyết định mở phiên tòa trực tuyến; yêu cầu đối với phiên tòa trực tuyến; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến; chuẩn bị phiên tòa trực tuyến; phiên tòa trực tuyến.

thong-tu.jpg
Thông tư liên tịch vừa được ký ban hành bởi các cơ quan: TANDTC, VKSNDTC, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Tư pháp.

Đối tượng áp dụng là các cơ quan tiến hành tố tụng người tiến hành tố tụng, người tham gia có liên quan đến phiên tòa trực tuyến và các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thông tư quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan như VKS, Bộ Công an, Tòa án trong tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Đối với VKS, Thông tư quy định: Trong thời hạn 03 ngày đối với vụ án giải quyết theo thủ tục thông thường, 01 ngày đối với vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc mở phiên tòa trực tuyến, VKS sát phải có văn bản trả lời các trường hợp như sau:

Trường hợp VKS đồng ý mở phiên tòa trực tuyến mà xét thấy cần thiết phải cử người tham gia phiên tòa tại điểm cầu thành phần thì phải ghi rõ họ và tên của người được cử. Kiểm sát viên được cử tham gia phiên toà tại điểm cầu thành phần giúp việc cho Kiểm sát viên được phản công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại điểm cầu trung tâm; Trường hợp Viện kiểm sát không đồng ý mở phiên tòa trực tuyến thì phiên tòa được tổ chức theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Đối với cơ sở giam giữ: Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử mà cơ sở giam giữ xét thấy không thể trích xuất bị cáo đến địa điểm do Tòa án quyết định thì phải có văn bản đề nghị Tòa án cho phép tổ chức điểm cầu thành phần tại cơ sở giam giữ của minh. Văn bản đề nghị phải nêu rõ lý do không thể trích xuất bị cáo đến địa điểm do Tòa án quyết định.

Phiên tòa trực tuyến, tại điểm cầu trung tâm, thành phần tham gia bắt buộc gồm Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên được phân công giải quyết vụ án. Đương sự, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; người bào chữa, người tham gia tố tụng khác (nếu có), tham gia tại điểm cầu trung tâm nếu họ lựa chọn hoặc Tòa án triệu tập.

Trường hợp phiên tòa được tổ chức công khai thì Tòa án có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để cá nhân, cơ quan, tổ chức tham dự phiên tòa theo đúng quy định của pháp luật.

Tại điểm cầu thành phần, đối với vụ án hình sự mà điểm cầu thành phần được đặt ở cơ sở giam giữ thì thành phần tham gia gồm: bị cáo, người bào chữa; người phiên dịch, cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ và Kiểm sát viên, công chức khác thuộc Viện kiểm sát (nếu có).

Trường hợp bị cáo là người dưới 18 tuổi thì bố trí người đại diện hợp pháp tham gia tại điểm cầu này, trừ trường hợp họ đề nghị tham gia tại điểm cầu trung tâm. Trường hợp điểm cầu thành phần đặt tại trụ sở Tòa án khác thì thành phần tham gia gồm: bị cáo, bị hại, đương sự; người tham gia tố tụng khác; công chức Tòa án nơi đặt điểm cầu thành phần hỗ trợ tổ chức phiên tòa; Kiểm sát viên, công chức khác thuộc Viện kiểm sát (nếu có); cán bộ, sỹ quan, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ, cảnh sát hỗ trợ tư pháp…

Đối với vụ án hình sự, dân sự, hành chính mà điểm cầu thành phần được đặt tại nơi đương sự hoặc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước lựa chọn được Tòa án chấp nhận thì thành phần tham gia gồm: người tham gia tố tụng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có).

phien-toa-tt.png
Phiên tòa trực tuyến là phiên tòa sẽ được kết nối trực tiếp từ phòng xử án (điểm cầu chính) đến các điểm cầu thành phần.

Đối với vụ án có người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự thì họ tham gia phiên tòa tại một trong các điểm cầu mà Tòa án đã bố trí hoặc chấp nhận. Trường hợp người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bị hại không thể tham gia phiên tòa tại một trong các điểm cầu mà Tòa án đã bố trí hoặc chấp nhận thì phải có văn bản đề nghị Tòa án cho phép tham gia phiên tòa tại điểm cầu mình tự bố trí. Điểm cầu thành phần của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đường sự, bị hại phải bảo dầm theo quy định tại khoản 2 Đố khoản 1 Điều 5 của Thông này.

Về trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên tòa trực tuyến, thực hiện như phiên tòa thông thường theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.

Trường hợp người tham gia tố tụng tại điểm cầu thành phần cung cấp thêm tải liệu, chứng cứ thì thực hiện như sau: Đối với vụ án hình sự thì Thẩm phán chủ tọa phiên tỏa tiếp nhận tài liệu, chứng cử theo hình thức dữ liệu điện tử. Yêu cầu công chức Tòa án hoặc cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ hỗ trợ thực hiện sao chụp và trình chiếu tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa cho Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên tại điểm cầu trung tâm xem xét, quyết định. Công chức Tòa án hoặc cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ tiếp nhận tài liệu, chứng cử và lập biên bản theo quy định. Sau khi kết thúc phiên tòa phải chuyển ngay biên bản kèm tài liệu, chứng cử cho Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Đối với vụ án hành chính, vụ án dân sự thì người tham gia tố tụng tự sao chụp theo hình thức dữ liệu điện tử và gửi cho Hội đồng xét xử. Việc giao nộp chứng cứ, tài liệu thực hiện theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 83 của Luật Tố tụng hành chính.

Chủ tọa phiên tòa phải công bố (trừ trường hợp tài liệu, chứng cử liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự), xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ này sau khi nhận được bản sao chụp tài liệu, chứng cứ; Phiên tòa trực tuyến phải được ghi âm, ghi hình có âm thanh dưới dạng dữ liệu điện tử;…

Đối với vụ án hình sự, tại phiên tòa, người tham gia tố tụng đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét có thể dẫn đến thay đổi tội danh, thêm tội danh, thêm đối tượng, phải trưng cầu giám định...mà tại phiên tòa không thể bổ sung thêm chứng cử thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa.

Nếu vụ án thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì không hoãn phiên tòa, Hội đồng xét xử xem xét giải quyết theo quy định tại khoản 6 Điều 326 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/ 02/ 2022.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chính thức xét xử trực tuyến từ ngày 1/2/2022