Bão số 3 (Yagi), cơn bão lịch sử có sức càn quét kinh hoàng đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc. Mặc dù đã có sự chuẩn bị ứng phó nhưng siêu bão này vẫn để lại những mất mát và hậu quả rất nặng nề. Tỉnh Cao Bằng là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề đứng thứ 3 sau Lào Cai, Yên Bái.
Theo đó, từ 7 - 10/9 do ảnh hưởng bão Yagi (bão số 3), tại tỉnh Cao Bằng đã có mưa lớn trên diện rộng, kéo dài, xuất hiện nhiều lũ lớn trên các sông, suối, gây ngập lụt khu vực ven sông, vùng trũng thấp, kèm theo mưa lớn, sạt lở đất diễn ra nghiêm trọng tại các huyện, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình và thành phố Cao Bằng, đã cướp đi sinh mạng của 55 người, 16 người bị thương, 02 người mất tích; làm hư hỏng 2.239 nhà do ảnh hưởng do sạt lở đất, 455 nhà có nguy cơ sạt lở phải di dời khẩn cấp.
28,95 ha cây trồng lâu năm (quế, hồi, keo, trúc...) bị sạt lở đồ, gãy; 18,37 ha diện tích nuôi cá; 1,75 ha diện tích nuôi cá ruộng; 23 lồng, bè nuôi cá các loại bị trôi, hư hỏng; hàng nghìn gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; nhiều khu vực dân cư chia cắt, cô lập; nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch, trường học, trạm y tế, công trình thuỷ lợi, hệ thống điện nước, thông tin liên lạc... bị hư hỏng nặng nề.
Ngoài ra, trường học, có 38 điểm trường bị hư hỏng do sạt lở đất, ngập nước, tốc mái; 45 công trình thủy lợi bị hư hỏng, sạt lở vùi lấp, đổ gãy; 23 cầu dân sinh, 5 trạm y tế, 7 công trình nhà văn hóa xóm và 24 công trình khác bị sạt lở, hư hỏng, ngập nước...còn có các cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng, thiệt hại như: 38 điểm trường bị hư hỏng do sạt lở đất, ngập nước, tốc mái; 03 cơ sở y tế bị thiệt hại do sạt lở, ngập nước; 04 công trình nhà văn hóa xóm bị sạt lở đất.
Riêng đối với huyện Nguyên Bình là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3. Trên địa bàn huyện xảy ra mưa to và rất to, gió lốc gây sạt lở đất đá, vùi lấp, làm 54 người chết, 16 người bị thương, 02 người còn đang mất tích.
Trong đó, vụ sạt lở gây vùi lấp nhà ở tại xã Yên Lạc làm 11 người chết, 11 người bị thương; xã Vũ Nông 01 người chết; xã Vũ Minh 01 người chết; đặc biệt nghiêm trọng là các vụ sạt lở tại xã Ca Thành làm 41 người chết, 05 người bị thương, 02 người mất tích (trong đó:
Vụ sạt lở tại xóm Lũng Lỳ vùi lấp 6 hộ, 38 nhân khẩu, làm chết 9 người, 3 người bị thương; tại xóm Khuổi Ngọa, sạt lở ta luy đẩy 1 xe ô tô khách và 1 ô tô con xuống vực và suối làm chết 32 người, bị tương 02 người và 02 người vẫn còn đang mất tích).
Sau khi những thiệt hại của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão tại tỉnh Cao Bằng được báo cáo, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cao Bằng đã nhận được sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ban, ngành Trung ương, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân, tình nguyện viên và người dân cả nước hỗ trợ nguồn lực, khẩn trương khắc phục hậu quả, chăm sóc sức khỏe, ổn định đời sống người dân bị ảnh hưởng do mưa lũ.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã nỗ lực giúp đỡ người dân vùng thiên tai.
Riêng trường học, có 38 điểm trường bị hư hỏng do sạt lở đất, ngập nước, tốc mái; 45 công trình thủy lợi bị hư hỏng, sạt lở vùi lấp, đổ gãy; 23 cầu dân sinh, 5 trạm y tế, 7 công trình nhà văn hóa xóm và 24 công trình khác bị sạt lở, hư hỏng, ngập nước...
Tỉnh huy động trên 7.630 lượt người tham gia khắc phục thiên tai, huy động các phương tiện tham gia khắc phục hậu quả. Công tác hỗ trợ, cứu trợ đảm bảo ổn định sinh hoạt, đời sống người dân vùng bị thiên tai, sạt lở được các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương tích cực thực hiện với nhiều hình thức như: kêu gọi, tổ chức tiếp nhận, cấp phát hàng cứu trợ của các tổ chức, nhà hảo tâm đến người dân các địa phương bị ảnh hưởng.
Các địa phương bố trí nhà bạt cho các hộ dân khu vực sơ tán, đảm bảo ổn định sinh hoạt; thực hiện khảo sát, tìm vị trí và khởi công xây dựng mới nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do sạt lở, vùi lấp tại 2 điểm sạt lở khu dân cư của huyện Nguyên Bình.
Để khắc phục hậu quả thiên tai kịp thời, đảm bảo ổn định đời sống sinh hoạt của nhân dân, sửa chữa, khắc phục nhanh cơ sở hạ tầng nhằm khôi phục phát triển kinh tế, Tỉnh đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, xem xét, hỗ trợ tỉnh khắc phục thiệt hại của cơn bão số 3; đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải chỉ đạo Cục đường bộ Việt Nam, các đơn vị quản lý, bảo trì đường bộ triển khai kịp thời các phương án đảm bảo an toàn giao thông và khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra tại các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh.
Hỗ trợ xử lý khẩn cấp, chống sạt lở bờ sông, gồm 2 dự án với tổng kinh phí là 400 tỷ đồng.
Để chủ động ứng phó với diễn biến thời tiết nguy hiểm và mưa lớn, Ban Chỉ huy PTDS, PCTT&TKCN tỉnh đề nghị Ban Chỉ huy PTDS, PCTT&TKCN các huyện, Thành phố tổ chức theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, mưa lũ, diễn biến vùng áp thấp của các cơ quan Dự báo Khí tượng thủy văn, thông báo kịp thời cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.
Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PTDS, PCTT&TKCN) tỉnh vừa có văn bản số 2465/BCH-PCTT ngày 21/9/2024 về việc chủ động ứng phó với mưa lớn do ảnh hưởng vùng áp thấp trong những ngày tới trên địa bàn tỉnh.
Sẵn sàng phương án tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn bảo đảm giao thông an toàn cho người và phương tiện, nhất là tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn.
Thực hiện trực ban nghiêm túc (24/24h), thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ huy PTDS, PCTT&TKCN tỉnh (qua Chi cục Thủy lợi - Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PTDS, PCTT và TKCN tỉnh (Số điện thoại: 0206 3853 618).