Bộ Giáo dục: Có 'nể nang, dễ dãi' trong đào tạo tiến sĩ

Minh Khang| 17/02/2023 17:00
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Bộ Giáo dục và Đào tạo nói chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở một số trường đi xuống do nể nang, dễ dãi khi thành lập hội đồng, thông qua các đề tài phạm vi hẹp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo hôm 13/1 công bố nội dung trả lời phản ánh của cử tri thành phố Đà Nẵng về việc đào tạo sau đại học. Cử tri cho rằng hiện nay thạc sĩ, tiến sĩ "nhiều về số lượng nhưng chất lượng chưa cao, ít công trình khoa học đột phá, có thể áp dụng trong đời sống xã hội", từ đó kiến nghị Bộ tìm giải pháp đảm bảo tính hiệu quả.

Bộ cho biết mục tiêu và chuẩn đầu ra trình độ thạc sĩ, tiến sĩ của Việt Nam đã được quy định theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Khung này "gần như tương thích và phù hợp với Khung tham chiếu các trình độ ASEAN và châu Âu", đảm bảo người học thạc sĩ, tiến sĩ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng.

"Về mặt chính sách, đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ ở Việt Nam đã tiếp cận với các chuẩn khu vực và quốc tế", Bộ nhận định.

Tuy nhiên, Bộ đánh giá do nguồn lực đầu tư hạn chế, chất lượng đào tạo sau đại học không đều. Trong khi nhiều trường sở hữu các công trình nghiên cứu hiệu quả, một số cơ sở có xu hướng đi xuống. Theo Bộ, hạn chế trong đào tạo biểu hiện ở việc một số trường chưa tuân thủ quy chế đào tạo; nghiên cứu khoa học còn đối phó; nể nang, dễ dãi khi thành lập hội đồng đánh giá luận văn, luận án; thông qua các đề tài có phạm vi hẹp.

Về mặt giải pháp, ngoài việc đảm bảo chính sách phù hợp, Bộ cho biết sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Quy mô đào tạo tiến sĩNguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo5 1115 1115 0565 0561 7351 7351 2741 274Chỉ tiêuTuyển đượcNăm học 2019-2020Năm học 2020-202101k2k3k4k5k6kVnExpress

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hai năm gần đây, số học viên cao học và nghiên cứu sinh đã "giảm đáng kể". Với trình độ tiến sĩ, năm học 2019-2020, tổng chỉ tiêu đào tạo là hơn 5.100, nhưng cả hệ thống chỉ tuyển được 1.274 nghiên cứu sinh, tương đương 25% chỉ tiêu. Tỷ lệ này trong năm học 2020-2021 là khoảng 34,3%.

Nguyên nhân là giai đoạn này, việc đào tạo trình độ tiến sĩ theo thông tư 08 năm 2017. Ứng viên phải có bằng thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học loại giỏi, có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế và hai bài báo quốc tế đăng trên tạp chí uy tín; người hướng dẫn cũng phải có công bố quốc tế.

Tuy nhiên, tháng 8/2021, Bộ ban hành quy chế mới, chấp nhận cả công bố khoa học trong nước. Ngoài ra, nghiên cứu sinh có thể dùng chứng chỉ ngoại ngữ theo khung ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam thay vì chỉ được dùng chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEFL. Chỉ tiêu đào tạo trình độ tiến sĩ năm học 2021-2022 tăng lên thành hơn 5.500, tuy nhiên Bộ chưa thống kê số tuyển được.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho biết tính đến tháng 11/2022, cả nước có 88.243 học viên cao học, 8.933 nghiên cứu sinh. So với Trung Quốc, đất nước có gần 1,1 triệu học viên cao học và nghiên cứu sinh riêng trong lĩnh vực kỹ thuật; và Israel, cũng có gần 80.000 người học thạc sĩ, tiến sĩ, Bộ cho rằng quy mô đào tạo sau đại học của Việt Nam không lớn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bộ Giáo dục: Có 'nể nang, dễ dãi' trong đào tạo tiến sĩ