Nhận thức được vấn đề này, ngay khi khởi động Đề án 06, BHXH Việt Nam là một trong số ít đơn vị đầu tiên tham gia kết nối, đồng bộ, xác thực dữ liệu từ CSDL quốc gia về dân cư. Trong quá trình triển khai, tại một vài thời điểm còn có khó khăn, nhưng với sự quyết tâm của Lãnh đạo và cán bộ 02 Ngành (BHXH Việt Nam và Bộ Công an) đến nay đã đạt được một số kết quả nổi bật theo kế hoạch của Đề án 06 như sau:
Thứ nhất, hoàn tất kết nối kỹ thuật để chia sẻ, đồng bộ, xác thực dữ liệu với CSDLQG về dân cư với trên 71 triệu nhân khẩu có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên tổng số 85,4 triệu người tham gia. Hiện tại BHXH Việt Nam đang phối hợp rất chặt chẽ với Bộ Công An để tiến tới đồng bộ tiệm cận 100% dữ liệu.
Đây vừa là một cơ sở, tiền đề rất quan trọng để chuẩn hóa dữ liệu hai Ngành phục vụ cho quản lý, vừa phục vụ cho việc cải cách, liên thông các thủ tục hành chính, cắt giảm giấy tờ công dân.
Thứ hai, hoàn thành việc sử dụng thẻ CCCD và ứng dụng định danh điện tử quốc gia (VNEID) để người dân đi KCB BHYT. Kết quả: có 12.024 cơ sở KCB triển khai KCB BHYT bằng CCCD gắn chip (đạt tỷ lệ gần 94%), với gần 9 triệu lượt tra cứu thông tin BHYT qua CCCD phục vụ KCB. Đồng thời, hiện nay, BHXH Việt Nam và Bộ Công an đã tích hợp thông tin người tham gia BHYT trên ứng dụng VNEID để người dân cũng có thể sử dụng để đi KCB.
Thứ ba, chủ trì và phối hợp hoàn thành cung cấp các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu được giao tại Đề án 06:
- Tích hợp, cung cấp dịch vụ gia hạn thẻ BHYT hộ gia đình có giảm trừ mức đóng từ tháng 7/2022. Nếu chỉ 50% số người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thực hiện gia hạn trực tuyến thì tiết kiệm được chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho người dân, xã hội hàng năm rất lớn, vào khoảng hơn 850 tỷ đồng (dự tính còn tăng).
- Đã hoàn thành tái cấu trúc quy trình, ban hành dịch vụ công trực tuyến chi trả trợ cấp thất nghiệp trên môi trường điện từ (trước đây người dân phải đến Trung tâm dịch vụ việc làm để nộp tờ khai kèm sổ BHXH; hiện nay thì chỉ cần lập tờ khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia của VPCP, sau đó tự động chuyển BHXH Việt Nam xác thực và cấp bản điện tử xác nhận quá trình tham gia BH thất nghiệp để Trung tâm Dịch vụ việc làm, Sở lao động ra quyết định và BHXH Việt Nam chi trả tự động, cấp thẻ BHYT.
- Đã hoàn thành tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ và điều chỉnh, nâng cấp phần mềm phục vụ triển khai 02 nhóm DVC liên thông (Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi; Đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú - trợ cấp mai táng phí). Từ 21/11/2022, BHXH Việt Nam đã cùng các bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai làm điểm tại 02 địa phương là Hà Nội và Hà Nam. Tính đến nay, thông qua 02 nhóm DVC liên thông này, BHXH TP Hà Nội và BHXH tỉnh Hà Nam đã tiếp nhận và giải quyết gần 3.000 lượt hồ sơ cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi và giải quyết hưởng trợ cấp mai táng phí.
Thứ tư, phối hợp triển khai Sổ sức khỏe điện tử:
BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công an tham gia xây dựng, ban hành Quyết định số 3074/QĐ-BYT về việc quy định nhóm thông tin cơ bản về y tế thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm theo Nghị định số 43/2021/NĐ-CP(là CSDL của Chính phủ giao cho BHXH Việt Nam là đơn vị chủ quản) phục vụ việc triển khai Sổ Sức khỏe điện tử. Thực hiện nâng cấp hệ thống, bổ sung việc cung cấp các hàm (API) để các cơ sở y tế không ký hợp đồng KCB BHYT có thể gửi dữ liệu KCB về CSDL quốc gia về bảo hiểm; thống nhất phương án triển khai cung cấp, tích hợp dữ liệu KCB từ CSDL quốc gia về bảo hiểm trên ứng dụng VNEID.
Thứ năm, chia sẻ dữ liệu khám sức khỏe phục vụ việc cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe trực tuyến trên Cổng DVC quốc gia:
BHXH Việt Nam đã nâng cấp Cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế (BHYT) đáp ứng yêu cầu, cụ thể:
- Bổ sung chức năng cho phép cơ sở y tế đăng ký tài khoản, đăng ký chữ ký số để phục vụ việc gửi dữ liệu khám sức khỏe lên Cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin giám định BHYT.
- Bổ sung chức năng để Bộ Y tế/Sở Y tế (cơ quan chủ quản cơ sở y tế) phê duyệt đăng ký cấp tài khoản cho cơ sở y tế (tại mục 1 nêu trên).
- Bổ sung hàm gửi dữ liệu khám sức khỏe để phần mềm của cơ sở y tế kết nối với Cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin giám định BHYT thông qua dịch vụ web (API).
Tôi nhất trí cao với 6 bài học kinh nghiệm mà Báo cáo sơ kết đã chỉ ra sau 01 năm triển khai Đề án 06. Trong đó:
- Bài học người đứng đầu quan tâm, quyết liệt từ nhận thức cho tới hành động để truyền cảm hứng cho cán bộ.
- Bài học về sự chủ động phối hợp, chia sẻ, không trông chờ, ỷ lại.