Những ngày qua, mạng xã hội xôn xao trước thông tin Mark Zuckerberg quyết định đổi tên công ty Facebook thành Meta.Được biết, đây là một nỗ lực nhằm xây dựng tương tác trực tuyến thế hệ mới, được gọi là "metaverse" (tạm dịch: vũ trụ ảo).
Metadium (Meta) là lớp giao thức nhận dạng thế hệ tiếp theo của internet, được xây dựng trên blockchain. Metadium hỗ trợ nhận dạng kỹ thuật số phi tập trung và hoạt động như trái tim của hệ sinh thái Metadium để cung cấp danh tính thế hệ tiếp theo một cách an toàn.
Việc Mark Zuckerberg phát triển dự án trên nền tảng công nghệ blockchain đã mở ra xu hướng mới cho sự phát triển của Internet trong lương lai. Đồng thời, công nghệ Việt Nam đã và đang nắm bắt được cơ hội này và hứa hẹn sẽ có những bước đột phá mới.
Anh Đặng Vương Anh- chuyên gia blockchain tại Việt Nam cũng đã có nhiều nhận định xoay quanh vấn đề này.
Chào anh Đặng Vương Anh!
Vừa qua có thông tin Facebook đổi tên thành Meta, vậy theo anh ý nghĩa của việc đổi tên này là gì?
Việc đổi tên của Facebook cho thấy sự quan tâm và tham gia nghiêm túc của một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới đối với việc phát triển Metaverse. Đây có thể sẽ là sự khởi đầu một làn sóng công nghệ mới với quy mô toàn cầu. Với những tiến bộ vượt bậc về công nghệ thực tế ảo (VR), trí tuệ nhân tạo (AI) và đặc biệt là mạng lưới blockchain phi tập trung trong thời gian vừa qua, Metaverse được kì vọng sẽ có đủ tiền đề để trở thành một trong những xu hướng công nghệ nổi bật nhất, hứa hẹn sẽ đem lại nhiều ứng dụng và trải nghiệm thú vị cho người dùng.
Metadium (Meta) là lớp giao thức nhận dạng thế hệ tiếp theo của internet, được xây dựng trên blockchain, việc một công ty tầm cỡ như Facebook quyết định phát triển các ứng dụng trên nền tảng công nghệ này đã cho thấy được những tính năng vượt trội của nó. Anh có thể chia sẻ những tiềm lực mà blockchain đang nắm giữ hay không?
Công nghệ blockchain phi tập trung là một trong những tiền đề cho sự phát triển của Metaverse. Nhờ có những tính năng của blockchain như phi tập trung, minh bạch hay tính bảo mật và an toàn hệ thống cao, tương lai sự hình thànhMetaverse đang đến gần hơn bao giờ hết. Có thể lấy một ví dụ đơn giản như sự việc Facebook mất kết nối toàn cầu trong khoảng thời gian vừa qua thì nếu sử dụng công nghệ blockchain phi tập trung, việc này hoàn toàn có thể ngăn chặn được do các máy chủ tham gia mạng lưới là phân tán trên toàn cầu.
Trước khi được Zuckerberg để mắt đến, Blockchain đã phát triển ở những thị trường nào và tại Việt Nam công nghệ này đã và đang có những bước tiến như thế nào?
Công nghệ blockchain là một công nghệ được phát triển với tính chất toàn cầu và xuyên biên giới. Các công ty và dự án blockchain được triển khai và thực hiện ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng đặc biệt tập trung ở các quốc gia có chính sách mở cửa và có hành lang pháp lý rõ ràng, điển hình là Singapore. Tại Việt Nam, một trong những ứng dụng nổi bật là việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định ứng dụng công nghệ blockchain để đưa các văn bằng được cấp bởi các đơn vị đào tạo thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo vào hệ thống lưu trữ văn bằng quốc gia từ năm 2020.
Việc Mark Zuckerberg “trọng dụng” Meta đã mở ra bước ngoặt như thế nào cho công nghệ blockchain?
Việc Mark Zuckerberg “trọng dụng” Meta cho thấy xu hướng phát triển của Internet trong tương lai. Internet dần không chỉ là nơi mọi người lên đọc thông tin, tương tác thông tin mà còn là nơi mọi người sinh hoạt như đời thực. Xu hướng này sẽ càng đẩy mạnh sự phát triển của blockchain vượt xa khỏi những ứng dụng hiện tại,thoát khỏi cái bóng của đầu cơ tài chính để trở thành công nghệ có nhiều ứng dụng trong thực tế.
Trong tương lai Việt Nam có phải là “một vùng đất màu mỡ” để phát triển công nghệ này hay không hay nói cách khác ngành blockchain ở Việt Nam có thể bùng nổ hay không?
Có thể nói, game NFTs Play-to-earn là một trong những ứng dụng phi tài chính đầu tiên của công nghệ blockchain đến được với số đông công chúng và người dùng. Sự thành công ngoài sức tưởng tượng của dòng game này với sự dẫn đầu đến từ dự án Axie Infinity đã mở đầu cho sự bùng nổ của hoàng loạt các dự án blockchain tại Việt Nam. Đây là một bước khởi đầu đầy hứa hẹn, tạo tiền đề về mặt nhân lực và kinh nghiệm để các công ty công nghệ Việt Nam có thể có những bước tiến xa hơn trong việc phát triển các dự án liên quan tới công nghệ blockchain.
Tuy mang tính ứng dụng cao nhưng dẫu sao blockchain cũng là một công nghệ mới, ngoài những ưu điểm đã nêu không biết nó còn những hạn chế nào?
Công nghệ blockchain phi tập trung thực chất vẫn là một công nghệ mới với nhiều hạn chế. Ba yếu điểm chính có thể được kể đến như sau:
-Tính tương thích giữa các blockchain còn yếu, việc trao đổi thông tin và giá trị giữa các blockchain là hết sức hạn chế, thời gian thực hiện lâu và tốn nhiều chi phí.
-Các blockchain hiện tại chưa đủ nền tảng về mặt kĩ thuật để có thể xử lý được số lượng lớn các giao dịch hoặc tương tác của người dùng. Việc tắc nghẽn mạng, chí phí giao dịch quá cao hoặc thậm chí là mạng lưới buộc phải dừng hoạt động thường xuyên xảy ra.
-Nhiều ứng dụng blockchain hiện tại chưa đảm bảo được tính an toàn hệ thống, thường xuyên phải chịu thiệt hại có khi lên tới hàng trăm triệu đô la vì những lỗ hổng bảo mật.
Theo anh công nghệ này có thể trở thành tương lai của Internet hay không?
Sự phát triển nhanh chóng của Internet khiến các trang mạng trở nên thông minh so với phiên bản của chúng lúc trước. Chúng ta đang khởi đầu giai đoạn phát triển thứ 3 của Internet, hay Web 3.0. Các thuật toán sẽ sử dụng tất cả dữ liệu thu thập được để cải thiện trải nghiệm người dùng và làm cho trang mạng trở nên cá nhân hóa và quen thuộc hơn. Có thể nói, Web 3.0 chính là tương lai của Internet, mà một trong những nền móng quan trọng của nó chính là công nghệ blockchain phi tập chung.
Cảm ơn những chia sẻ của chuyên gia Đặng Vương Anh, chúc anh ngày càng thành công và blockchain Việt Nam sắp tới sẽ gặt hái được nhiều thành tựu!