Nếu không có kỳ thi THPT quốc gia mà thay vào đó là xét công nhận tốt nghiệp thì chỉ thuận lợi cho những bạn không thi đại học.
Học sinh lắng những thay đổi bất ngờ không kịp trở tay
Trước diễn biến phức tạp của dịch covid-19, để học sinh có thể học kịp chương trình, Bộ GD-ĐT đã triển khai học online, giảm tải chương trình học kỳ 2 cho các cấp. Đối với học sinh lớp 12, Bộ GD-ĐT đã công bố đề thi tham khảo nhằm hỗ cho các sĩ tử ôn tập.
Thế nhưng, những lo lắng, hoang mang vẫn hiện hữu trên mỗi khuôn mặt học sinh cuối cấp đặc biệt học sinh cuối cấp ở các vùng nông thôn, miền núi điều kiện về cơ sở vật chất học online hạn chế.
Ảnh minh họa.
Theo chia sẻ của nữ sinh Nguyễn Thị Thư – học sinh lớp 12 trường THPT Cẩm Bình – huyện Cẩm Xuyên – tỉnh Hà Tĩnh cho : “Đến thời điểm này chúng em vừa học vừa lo bởi trình học trực tuyến của chúng em vẫn bị hạn chế. Nhiều hôm đang học tính hiệu đường truyền không ổn định dẫn đến bị ngắt quảng gián đoạn bài học và những phần quan trọng em bị bỏ lỡ hoặc mạng yếu không thể vào học được”.
Thư cũng nói thêm, khó khăn nữa là nhiều bạn ở nông thôn như em không có thiết bị chuyên dụng như máy tính có kết nối mạng internet mà phải sử dụng qua điện thoại kết nối 3G nếu nhiều người vào truy cập một lúc thì sẽ bị gián đoạn thậm chí không vào học được.
Còn theo chia sẻ của nữ sinh Trần Thị Hoài – trường THPT Đồng Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh chia sẻ: “Liệu nếu dịch kéo dài Bộ sẽ có phương án như thế nào? Dẫu Bộ đã công bố đề thi, đã triển khai mọi cách khắc phục nhưng tâm lý chúng em vẫn thấp thỏm. Học trên lớp có thầy, cô có thể trao đuổi trực tiếp, nếu không hiểu nữa chúng em có thể nhờ thầy cô hướng dẫn ngoài giờ, nhưng học trực tuyến rất khó. Vừa học vừa lo lắng những thay đổi bất ngờ chúng em sẽ không kịp trở tay”.
Thư cũng nói thêm, nếu không có kỳ thi THPT quốc gia mà thay vào đó là xét công nhận tốt nghiệp chỉ thuận lợi cho những bạn không thi đại học. Còn những người có mong muốn thi đại học như em sẽ là bất lợi. Lý do Thư được ra là, 3 năm học phổ thông, em và bạn bè đã được dạy và học theo phương pháp phù hợp với kì thi THPT quốc gia. Nếu giờ mà huỷ, các trường đại học tự xét tuyển riêng, đề cũng khó hơn rất nhiều. Trong khi học sinh không có nhiều thời gian để chuẩn bị và sẽ bị rơi vào thế “xoay xở không kịp”.
Bớt bài thi tổ hợp các môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội
Đó là chia sẻ của thầy Nguyễn Quốc Bình – Hiệu trưởng Trường THCS & THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội). Cụ thể, chia sẻ với Báo Công lý thầy Bình nói: “Theo tôi nếu hết tháng 4 mà dịch hết, học sinh được trở lại trường học thì kỳ thi THPT quốc gia diễn ra bình thường. Còn nếu như nó vẫn kéo dài và hết tháng 5 đến tháng 6 mới đi học được theo tôi bớt bài thi tổ hợp các môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội, học sinh chỉ thi 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ”.
Còn nếu như hết tháng 5 mà dịch bệnh vẫn tiếp tục, học sinh chưa thể đi học thì theo tôi Bộ GD-ĐT nên không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia mà các cơ sở giáo dục xét tốt nghiệp THTP. Đồng thời, giao cho các sở giáo dục xét tốt nghiệp.
Thầy Bình nói thêm, việc học tập trên truyền hình vẫn không đảm bảo giữa học sinh ở các vùng miền khác nhau nên chúng ta có thể đưa việc xét nghiệp THPT quốc gia về cho các Sở GD-ĐT ở các tỉnh, thành phố. Còn với các trường đại học, tùy theo mục tiêu đào tạo của từng trường mà có hình thức tổ chức thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp cả hai.