Ám ảnh nghẹn lòng với “Bố ơi, con ước”

Bạch Dương| 04/12/2014 13:48
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Ta là ai? Ta đi tìm trong bức hình trên nền nhà vương vãi… Ta mong sớm mai tỉnh giấc mọi thứ xung quanh đều đổi khác.

Lặng. Có lẽ bất cứ ai đến với triển lãm “Bố ơi, con ước” lòng cũng như trùng xuống khi đứng trước những bức hình đầy ám ảnh của 23 bạn trẻ trong 23 câu chuyện gia đình được kể bằng ảnh.

Ám ảnh nghẹn lòng với “Bố ơi, con ước”

Ám ảnh nghẹn lòng với “Bố ơi, con ước”

Ám ảnh nghẹn lòng với “Bố ơi, con ước”

Ám ảnh nghẹn lòng với “Bố ơi, con ước”

Ta là ai? Ta đi tìm trong bức hình trên nền nhà vương vãi… Ta mong sớm mai tỉnh giấc mọi thứ xung quanh đều đổi  khác.

Ám ảnh nghẹn lòng với “Bố ơi, con ước”

Lặng người trước những khuôn hình đầy ám ảnh

23 câu chuyện của 23 nam thanh niên sống trong các gia đình bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình.23 câu chuyện, 23 bộ ảnh đưa người xem đến những cung bậc cảm xúc khác nhau của những đứa trẻ sớm bị thương tổn về tình cảm vì thiếu đi sự chăm sóc của người cha, thay vào đó là những trải nghiệm đau buồn về bạo lực.

Những bức hình đầy ám ảnh với hiện thân là sự đau khổ của người mẹ, nạn nhân của hầu hết các vụ bạo lực gia đình, là những đổ vỡ đồ đạc trong gia đình, đổ vỡ tâm hồn non trẻ khi thiếu bàn tay yêu thương của người cha và thay vào đó là đòn roi, là đánh đập.

Để có những bức ảnh này, các thành viên của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ  và vị thành niên (CSAGA) đã tiến hành điều tra xã hội học, lấy thông tin từ các tỉnh, trường học, địa phương, lựa chọn những hoàn cảnh, sau đó đến gia đình các em chia sẻ, tập huấn kỹ năng chụp ảnh dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của nhiếp ảnh gia Nguyễn Thế Sơn.

Các em cũng được chia sẻ về việc phòng chống bạo lực gia đình, em cụ thể là bạo hành phụ nữ và trẻ em, nâng cao nhận thức cho trẻ, từ đó đưa ra các ý tưởng, ước mơ về gia đình sau này của mình.

Một thành viên của CSAGA chia sẻ: “Để đảm bảo an toàn cho các em, những bức hình này đều không rõ mặt”.

Một câu chuyện ám ảnh "Khăn đỏ"

Hồi đó, do mải chơi, em bỏ học. Khi về bố biết, bố túm khăn đỏ và dúi đầu vào tường gần một chiếc bàn, chiếc bàn đổ ra trượt vào tay em trầy da. Em chỉ biết chắp tay van xin: con xin bố, con lạy bố. Từng giọt nước mắt chảy ra. Bố đánh xong, trói em vào cái cột bằng khăn đỏ. Lúc đỏ cả trái đất như muốn sập xuống đầu em, em định dùng khăn đỏ thắt cổ tự tử. Nhưng sợ…

Ám ảnh nghẹn lòng với “Bố ơi, con ước”

Bộ ảnh "Khăn đỏ"

Bố là người rất mẫu mực, ở xã ai cũng quý mến vì bố làm việc rất tốt. Bố làm việc ở xa, không muốn mang tiếng con cái hư hỏng. gia đình văn hóa đều được mọi người quý nên bố mẹ không muốn để mang tai tiếng.

Qua bức ảnh này em muốn gửi đến tất cả những người bố nếu con cái có làm gì sai cũng không nên đánh đập nó, đuổi ra khỏi nhà hay có biện pháp mạnh. Bọn em chỉ muốn là “nếu con có sai chỗ nào thì bố mẹ chỉ ra cho con cái biết”, chứ không nên đánh mắng con cái mà dẫn đến căm thù bố mẹ. Những mâu thuẫn có thể nhỏ nhưng dẫn đến xích mích sau này.

Ám ảnh nghẹn lòng với “Bố ơi, con ước”

Nghẹn lòng khi nhìn hình ảnh cậu bé dùng khăn quàng đỏ với ý định tự tử

Dưới đây là một số câu chuyện đầy ám ảnh. Có lẽ không cần một lời bình luận hay giải thích cho những bức hình này, bởi mỗi khung hình đã thể hiện đầy những chất chứa, số phận và nỗi đau...

Ám ảnh nghẹn lòng với “Bố ơi, con ước”

Ám ảnh nghẹn lòng với “Bố ơi, con ước”

Ám ảnh nghẹn lòng với “Bố ơi, con ước”

Ám ảnh nghẹn lòng với “Bố ơi, con ước”

Triển lãm ảnh "Bố ơi, con ước..." do Trung tâm CSAGA tổ chức dưới sự tài trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Tổ chức phi Chính phủ Atlantic Philanthropy và Đại sứ quán Canada tại Hà Nội.

Triển lãm mở cửa từ 9h-19h từ ngày 03/12 - 07/12/2014.

 

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ám ảnh nghẹn lòng với “Bố ơi, con ước”