Vì sao điểm chuẩn cao "chót vót" mà các trường vẫn tuyển bổ sung cả trăm chỉ tiêu?

Minh Anh| 23/09/2022 10:36
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Năm nay, dù điểm chuẩn trúng tuyển nhiều ngành ở mức cao kỷ lục nhưng vẫn không ít trường phải xét tuyển bổ sung. Hiện cả nước đã có 80 trường đại học công bố thời gian nhận hồ sơ, điều kiện xét tuyển bổ sung. Trong đó, một trường tuyển bổ sung hơn 800 chỉ tiêu.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, các cơ sở đào tạo không tuyển đủ chỉ tiêu sau xét tuyển đợt 1 được tiếp tục tuyển sinh các đợt bổ sung (căn cứ theo số lượng chỉ tiêu còn lại sau khi đã trừ số lượng chỉ tiêu theo nội dung tại quyết định xử lý vi phạm hành chính - nếu có).

kinh-nghiem-on-thi-thpt-e1524193786712.jpg
Đến nay, cả nước đã có 80 trường đại học công bố thời gian nhận hồ sơ, điều kiện xét tuyển bổ sung.

Các cơ sở đào tạo tuyển bổ sung sẽ cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học các đợt, phương thức xét tuyển, các hình thức đào tạo theo đúng cấu trúc dữ liệu, đúng quy định trong các danh mục về tuyển sinh (trường phổ thông, xã khó khăn, xã đặc biệt khó khăn...) và đúng thời gian quy định vào hệ thống.

Đối với những thí sinh trúng tuyển có điều kiện theo phương thức xét tuyển sớm nhưng sơ suất không đăng ký thành công trên hệ thống, Bộ GD&ĐT cho biết các cơ sở đào tạo có thể xét tuyển bổ sung ngay như đối tượng đã đăng ký xét bổ sung.

Đó là những quy định do Bộ GD&ĐT đưa ra khi hệ thống có vấn đề hoặc trong khi nhập nguyện vọng, nhập thông tin trúng tuyển thí sinh có những sai sót. Nhưng trên thực tế, con số này lại không nhiều. 

Vậy vì sao có tình trạng, điểm chuẩn của các trường đại học trong năm 2022 đều khá cao và ổn định. Có nhiều ngành nghề "hot" đã ghi nhận mức "trần" về điểm. Nhưng khi hết thời gian xét tuyển đợt 1 thì nhà trường vẫn phải đưa ra thông báo về tuyển sinh bổ sung.

Ví dụ như Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh thông báo xét tuyển 125 chỉ tiêu bổ sung (đợt 1) đại học chính quy năm 2022. Mà trong đó đều có những ngành "hot" như Luật kinh tế, ngành ngôn ngữ.

Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh cũng thông báo tuyển sinh đợt bổ sung đại học chính quy năm 2022 là đến 500 chỉ tiêu.

Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng thông báo tuyển sinh bổ sung 230 chỉ tiêu. Đặc biệt các ngành cần tuyển sinh bổ sung đều được dự báo là "hot" trong tương lai như: Công nghệ thông tin ứng dụng, Công nghệ tài chính & kinh doanh số..

ĐH Quản lý và Công nghệ Hải Phòng cũng thông báo tuyển sinh bổ sung với chỉ tiêu lớn dựa trên phương thức xét kết quả học tập lớp 12 hoặc điểm thi THPT.

Tổng chỉ tiêu tuyển bổ sung cho 7 ngành đào tạo của trường là 671 sinh viên. Trong đó, ngành tuyển nhiều nhất là Ngôn ngữ Anh với 192 chỉ tiêu. Kế đó, ngành Quản trị kinh doanh tuyển bổ sung 130 chỉ tiêu.

thi1-06551056.jpg
Các cơ sở đào tạo tuyển bổ sung sẽ cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học các đợt, phương thức xét tuyển, các hình thức đào tạo theo đúng cấu trúc dữ liệu, đúng quy định trong các danh mục về tuyển sinh.

Lý giải nguyên nhân của việc phải tuyển nhiều đợt, theo đại diện các trường, những ngành trường có xét tuyển bổ sung đều thuộc nhóm ngành ít TS quan tâm hoặc ngành mới mở.

Cũng theo nhận định của một số thầy cô giáo là giảng viên của các trường đại học cho biết: "tình trạng các trường hiện nay mở thêm nhiều khoa, mã ngành khác nhau đã dẫn đến việc thiếu thí sinh đầu vào như hiện nay."

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vì sao điểm chuẩn cao "chót vót" mà các trường vẫn tuyển bổ sung cả trăm chỉ tiêu?