Vẻ đẹp của áo dài Việt qua các thời kỳ

Tuyết Nhung(TH)| 04/03/2016 09:12
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Dù chưa có ai khẳng định được áo dài Việt Nam xuất hiện từ bao giờ và như thế nào, nhưng trải qua năm tháng, áo dài đã dần trở thành một thứ trang phục đặc biệt của riêng người Việt. Chiếc áo dài luôn mang tới vẻ quyến rũ riêng cho phụ nữ Việt.

Chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh (thế kỷ 17)

Áo giao lãnh chính là tiền thân của áo tứ thân. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng màu buông thả. Xưa các bà các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài; về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng.

Vẻ đẹp của áo dài Việt qua các thời kỳ

Vẻ đẹp của áo dài Việt qua các thời kỳ

Áo dài Giao Lãnh, sơ khai của áo dài Việt Nam

Áo tứ thân – áo ngũ thân (thế kỷ 18 – đầu thế kỷ 20)

Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.

Vẻ đẹp của áo dài Việt qua các thời kỳ

Ảnh cho thấy sự phân biệt tầng lớp trong một gia đình, chủ mặc áo ngũ thân, người hầu mặc áo tứ thân

Nhưng áo tứ thân chỉ thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm lao động. Với những phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ hơn, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và gia tăng dáng dấp trang trọng khuê các. Thế là ra đời áo ngũ thân với biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu bé lại trở thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước. Áo ngũ thân che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống (vị chi thành bốn) tượng trưng cho tứ cha mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nối với hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm về ngũ thường theo quan điểm Nho giáo và ngũ hành theo triết học Đông phương.

Áo dài lemur (1939 – 1943)

Một họa sĩ tên Le Mur vào thập kỷ 1930 đã thực hiện một cải cách quan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau. Ông đã gọi tên áo dài "Le Mur" chính là cách dịch sang tiếng Pháp của Cát Tường. 

Vẻ đẹp của áo dài Việt qua các thời kỳ

Thiếu nữ Hà Nội xưa với áo dài Lemur

Vạt trước được họa sĩ nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn. Tuy nhiên, áo dài Le Mur có nhiều biến cải mà nhiều người thời đó cho là "lai căng" thái quá, như áo may ráp vai, ráp tay phồng, cổ bồng hoặc cổ hở. 

Vẻ đẹp của áo dài Việt qua các thời kỳ

Áo dài Le Mur bị lên án là “lai căng” với tay phồng, cổ đính nơ

Áo dài Trần Lệ Xuân

Cuối năm 1958 khi bà Trần Lệ Xuân còn tại vị Đệ Nhất Phu Nhân của nước Việt Nam Cộng Hòa, bà đã thiết kế ra kiểu áo dài cách tân mới bỏ đi phần cổ áo gọi là áo dài cổ thuyền, cổ hở, cổ khoét, dân gian gọi là áo dài Trần Lệ Xuân hay áo dài bà Nhu. Không chỉ lạ về mẫu áo, chiếc áo dài hở cổ còn được ‘phá cách’ với họa tiết trang trí trên áo: nhành trúc mọc ngược. 

Vẻ đẹp của áo dài Việt qua các thời kỳ

Bà Trần Lệ Xuân, người khởi xướng phong trào mặc áo dài cổ thuyền

Áo dài chít eo – áo dài mini (1960 – 1970)

Những năm 1960, áo dài chít eo thách thức quan điểm truyền thống trở thành kiểu dáng thời thượng. Lúc này, chiếc áo nịt ngực tiện lợi đã được sử dụng rộng rãi. Phụ nữ thành thị với tư duy cởi mở muốn tôn lên những đường cong cơ thể qua kiểu áo dài chít eo rất chặt để tôn ngực. Gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở nên thịnh hành trong giới nữ sinh vì sự thoải mái, tiện lợi của nó. Tà áo hẹp và ngắn đến gần đầu gối, áo rộng và không chít eo nhưng vẫn may theo đường cong cơ thể.

Vẻ đẹp của áo dài Việt qua các thời kỳ

Áo dài chít eo, tôn ngực thịnh hành vào những năm 1960

Áo dài hiện đại (1970 – nay)

Sau những năm 1970, đời sống đổi mới đã khiến chiếc áo dài dần vắng bóng trên đường phố. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, chiếc áo dài đã trở lại với nhiều kiểu dáng, chất liệu khác nhau qua các bộ sưu tập đầy sáng tạo và phá cách của các nhà thiết kế Võ Việt Chung, Sĩ Hoàng, Thuận Việt… Không chỉ dừng lại ở kiểu dáng truyền thống, chiếc áo dài đã được cải biên thành áo cưới, áo tà ngắn để mặc với quần jeans…

Vẻ đẹp của áo dài Việt qua các thời kỳ

Vẻ đẹp của áo dài Việt qua các thời kỳ

Vẻ đẹp của áo dài Việt qua các thời kỳ

Chiếc áo dài của Việt Nam đã vươn xa trong các sự kiện quốc tế

Vẻ đẹp của áo dài Việt qua các thời kỳ

Vẻ đẹp của áo dài Việt qua các thời kỳ

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vẻ đẹp của áo dài Việt qua các thời kỳ