USD mất giá có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu của các nền kinh tế

Nguyên Bình| 15/10/2021 16:37
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

“Việc USD giảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đà phục hồi kinh tế toàn cầu trong thời gian tới. Chính phủ Mỹ và các quốc gia khác sẽ xem xét thắt chặt chính sách tiền tệ”.

Là một trong những nhận định đáng chú ý trong bài trả lời phỏng vấn của ông Mai Vũ Minh, tỷ phú sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn SAPA Thale, chuyên đầu tư tài chính đăng trên Forbes (Tạp chí kinh doanh nổi tiếng của Mỹ) mới đây.

z2848302783961_900f578158e68c2e8b73cd4d8ddb417c(1).jpg

Ông Mai Vũ Minh, với tư cách founder của tập đoàn chuyên về đầu tư tài chính đã có bài phân tích về sự trồi sụt của USD và sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Theo ông Minh, đồng đô la xanh đã tăng và đạt đỉnh cao vào mùa Xuân 2020 khi dịch Covid-19 bắt đầu lan khắp thế giới, bởi USD được xem là “nơi trú ẩn an toàn” của các nhà đầu tư. Kể từ thời điểm này, đồng đô la xanh bắt đầu tuột giá, dù đồng tiền này được định giá cao hơn so với giá trị lý thuyết của nó.

Theo các số liệu tỉ giá cân bằng của Nikkei, giá trị lý thuyết của USD đang thấp hơn giá trị thật hơn 9% và nguyên nhân của việc này là do các gói cứu trợ khổng lồ của chính phủ. Điều này cũng trùng hợp với báo cáo của Ngân hàng Citigroup công bố tháng 11/2020, rằng đồng đô xanh có nguy cơ giảm đến 20% trong năm 2021. Nguyên do của tình trạng này là bởi nợ công của chính phủ Mỹ đang phình ra nhanh hơn so với tốc độ tăng phình nợ của các nền kinh tế khác. Áp lực đè lên USD bắt đầu tăng lên sau khi Washington đưa ra các gói tài khóa khổng lồ, bao gồm cứu trợ doanh nghiệp, phát tiền mặt cho các hộ gia đình và tăng các khoản hỗ trợ cho người thất nghiệp.

Ông Minh nhận định: Khối lượng tiền tệ trong lưu thông của nền kinh tế Mỹ trong năm 2020 đã tăng đến 3.700 tỉ đô la, tức tăng 25% so với năm 2019, phần lớn bởi vì các chi tiêu tài khóa khổng lồ và các bước nới lỏng tiền tệ của Federal Reserve System (FED). Tại Nhật Bản và châu Âu, khối lượng lưu thông tiền tệ tăng dưới 10%.

USD mất giá có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu của các nền kinh tế và làm cho các nền kinh tế mới nổi đang bị ngập trong nợ vay bằng USD có thể bị thiếu hụt tín dụng. Theo các chỉ số tỷ giá hiện hành do Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) soạn thảo khi so sánh giá trị của các đồng tiền ở 60 nước và khu vực, USD hiện đang xuống giá thấp nhất trong 3 năm qua.

Trong khi đó, đồng euro tăng giá so với đồng đô Mỹ và đạt mức cao kỷ lục trong tháng 1/2021. Đồng yen Nhật Bản mạnh hơn khoảng 5 USD so với năm trước, với tỉ giá 104 yen ăn 1 USD. Các loại tiền tệ của các nền kinh tế đang nổi cũng tăng giá so với đô Mỹ. Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đạt đỉnh cao nhất trong hơn 31 tháng qua với khi chạm mốc 6,42 nhân dân tệ đổi 1 USD.

mai-vu-minh.jpg

Tỷ phú Mai Vũ Minh (bên trái) trong một buổi làm việc với Tổng thống Bosnia and Herzegovina (bên phải) trên Forbes.

Đô la mất giá có thể làm tăng lạm phát ở Mỹ. Vì thế, FED có thể chấm dứt chính sách nới lỏng tiền tệ, kích hoạt sự thoái vốn ào ạt của dòng tiền đầu tư vào thị trường chứng khoán. Đồng đô la có thể làm thị trường tài chính hỗn loạn khi giá trị lên xuống liên tục. Trong trường hợp đồng đô la đảo ngược chiều mất giá như hiện nay, các nền kinh tế đang nổi lên sẽ lâm vào tình trạng rối loạn.

Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp vay nợ bằng USD. Nếu giá trị đồng đô tăng, các doanh nghiệp phải chi nhiều hơn để mua đô la mà trả nợ. Theo Viện Tài chính Quốc (IIF), các khoản vay bằng đô la của nhiều nước đến hạn trả nợ sẽ đạt đỉnh trong năm nay. Đồng USD tăng giá sẽ là nguy cơ tiềm ẩn cho nhiều nền kinh tế.

Ông Minh cũng đã đưa ra các dẫn chứng từ các số liệu của Nikkei EER. Theo đó, đồng đô Mỹ trị giá 97 yen từ trong quí 3/2020 trong khi trên thực tế phải mất 106 yen để đổi 1 đô la. Giá trị lý thuyết của đồng đô – được tính bằng dữ liệu có liên quan của 60 loại tiền tệ khác, chẳng hạn tỉ giá cũng như các chỉ số kinh tế và tài khthấp hơn giá trị thật đến 9,4%. Tức là USD đã mất giá hơn 9% chỉ trong thời gian hơn ba tháng.

Chủ tịch của SAPA Thale group cũng cảnh báo về nguy cơ tái diễn “cuộc tháo chạy ồ ạt 2013” có thể sẽ tái diễn nếu các nhà thực thi chính sách không có những biện pháp kịp thời. “Hẳn chúng ta còn nhớ làn sóng mua trái phiếu của FED vào năm 2013 đã đẩy lợi suất kho bạc xuống mức thấp lịch sử và giữ cho khoản vay của doanh nghiệp ở mức rẻ. Sau đó, khi có tín hiệu Fed có khả năng sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ, giá trị các đồng tiền và thị trường chứng khoán rơi không điểm dừng trong khủng hoảng khi các nhà đầu tư ào ạt rút vốn. Trong bất kỳ trường hợp nào, nới lỏng hay siết chặt chính sách tiền tệ, kinh tế toàn cầu vẫn phải bước trên con đường gập ghềnh ở phía trước”, ông Mai Vũ Minh cho biết.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
USD mất giá có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu của các nền kinh tế