Trung thu đến gặp "Thần đèn" giữ lửa cho đèn kéo quân

Huy Hùng| 16/09/2015 08:04
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Bên cạnh những đồ chơi trung thu nhập ngoại, mẫu mã đa dạng thì đâu đó vẫn có những "thần đèn" đang miệt mài bảo tồn và lưu giữ những chiếc đèn kéo quân truyền thống của dân tộc.

Đèn kéo quân, hay còn gọi là đèn cù, là một loại đồ chơi bằng giấy phổ biến trong nhiều dịp lễ tết, nay chỉ còn xuất hiện trong dịp Tết Trung thu. Hình ảnh trên cây đèn thường nói về việc nghĩa, về những đoàn quân lính xung trận, về sau người ta mở rộng nhiều đề tài khác như thêm ông quan trạng vinh quy bái tổ, cảnh tứ linh nhảy múa, nông dân làm ruộng, mục đồng chăn trâu…

Cả làng Đàn Viên, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai (Hà Nội) trước nổi tiếng với nghề làm pháo bông, làm đèn kéo quân thì nay người dân vùng này đã chuyển sang buôn bán và làm nghề may để kiếm sống. Bởi chẳng có ai trụ nổi với nghề khi đồ chơi truyền thống ngày càng vắng khách hỏi mua.

Để phục hồi nghề làm đèn kéo quân, liên tục nhiều năm nay, Bảo Tàng Dân tộc học Việt Nam đã mời một số nghệ nhân ở thôn Đàn Viên dạy các em học sinh cấp 2 làm đèn kéo quân vào dịp Trung thu. Vì thế, đã vài năm nay, ngôi nhà nhỏ của gia đình ông Nguyễn Văn Quyền đã trở thành "địa chỉ đỏ" cho nhiều đoàn học sinh, sinh viên đến tham quan, tìm hiểu về nghề làm đèn kéo quân.

Trung thu đến gặp

Ở thôn Đàn Viên, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai (Hà Nội) vẫn còn một số gia đình duy trì nếp làm đèn kéo quân cho trẻ em chơi những dịp Trung thu như một cách gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc.

Trung thu đến gặp

Tại ngôi làng này chỉ còn hai gia đình nghệ nhân làm đèn kéo quân, Đã hơn 60 năm gắn bó với chiếc đèn kéo quân, ông Nguyễn Văn Quyền cho biết ngoài kế mưu sinh, đây còn là tâm nguyện của ông khi muốn lưu giữ một món đồ chơi truyền thống rất độc đáo của dân tộc đang đứng trước nguy cơ mai một.

Trung thu đến gặp

Trung thu đến gặp

Để hoàn thiện được một chiếc đèn kéo quân phải trải qua rất nhiều công đoạn như: Vót tre, dựng khung, làm trục xoay, cắt dán giấy trang trí…

Trung thu đến gặp

Công đoạn dựng khung là công đoạn đòi hỏi sự khéo léo. Đèn có 6 cạnh, các cạnh luôn phải ở phương vuông góc với 2 đế.

Trung thu đến gặp

Công đoạn làm trụ quay cũng yêu cầu những kỹ thuật nhất định để khi lắp ở phương thẳng đứng, trục cân, nhờ luồng khí đối lưu, chiếc tán đèn bên trong quay tròn, kéo theo các quân trang trí cũng quay theo.

Trung thu đến gặp

Ông Quyền truyền dạy cho các cháu của mình từ các bước đơn giản nhất là cắt vẽ quân để đặt vào trong đèn.

Trung thu đến gặp

Ngày nay, đèn kéo quân được cải tiến không chỉ thắp bằng nến mà ngay cả khi thắp sáng bằng pin, kèm theo một mô tơ nhỏ cũng đủ giúp cho đèn quay được

Trung thu đến gặp

Những hình thù cắt bằng giấy sau khi được thắp nến hoặc điện bên trong sẽ in bóng lên quanh thân đèn.

 Trung thu đến gặp

 Trong những ngày cận kề Tết Trung thu, những chiếc đèn kéo quân lớn nhỏ rực rỡ sắc màu được bày ra sân nhà, phòng khách... Trẻ nhỏ thì háo hức tụ tập ở sân nhà ông Đông như ngày hội.

Trung thu đến gặp

Đèn kéo quân được làm cho trẻ con chơi là nhằm dạy các em về lịch sử, cũng như giáo dục lòng yêu nước. Chính vì thế hình ảnh dán trên đèn kéo quân thường là những đoàn quân xung trận hoặc nói về việc nghĩa.

Trung thu đến gặp

Những em nhỏ nô đùa dưới ánh trăng bên chiếc đèn kéo quân rồi cùng nhau hát đồng ca vang vọng khắp xóm làng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Trung thu đến gặp "Thần đèn" giữ lửa cho đèn kéo quân