Toán học góp phần hình thành và phát triển năng lực cho học sinh

Ngô Chuyên| 28/04/2018 20:49
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

GS Đỗ Đức Thái, Chủ biên chương trình môn Toán cho rằng: “Giáo dục tài chính bắt buộc phải được tích hợp vào trong chương trình phổ thông. Bởi nó trở thành kỹ năng bắt buộc với một công dân thế kỷ 21, con em chúng ta không thể thiệt thòi so với thế giới".

Cũng tại Hội thảo “Lồng ghép giới và giáo dục tài chính trong Chương trình giáo dục phổ thông”, GS Đỗ Đức Thái chia sẻ, lĩnh vực giáo dục Toán học góp phần hình thành và phát triển năng lực cho học sinh trên 4 vấn đề cốt lõi.

Toán học góp phần hình thành và phát triển năng lực cho học sinh

Bên cạnh đó, trong giáo dục tài chính có những cái hợp với chương tình môn Toán và có điều kiện đi sâu: Tiền và giá trị đạo đức của tiền; Lập kế hoạch và quản trị tài chính cá nhân; Hiểu và sử dụng được các phương tiện và công cụ của hệ thống tài chính; Hiểu được những khái niệm cơ bản ban đầu về đầu tư, về quản lý tiền tệ và đầu tư, về rủi ro trong tài chính.

Cũng theo tổng chủ biên môn Toán: "Để học sinh lớp 12 sau khi tốt nghiệp ra trường, học sau có những khái niệm cơ bản ban đầu 1 cách chính xác về những vấn đề đó. Không thể nói về khởi nghiệp khi ông chủ không biết gì về đầu tư, về quản lý đầu tư, đánh giá rủi ro. Chúng tôi có 2 cách đưa vào chương trình môn Toán, đưa vào trong nội dung chính khóa của chương trình từ lớp 2 đến lớp 12.

Lớp 2 đã dạy nhận biết tiền Việt Nam thông qua hình ảnh của một số tiền giấy, cùng với môn Đạo đức và Giáo dục công dân để dạy cho học sinh làm quen với tiền, giá trị đạo đức của đồng tiền. Sẽ có những bài tập ví dụ như mẹ lao động vất vả 12 tiếng làm thêm thế này thì được nhận từng này tiền, để thấy giá trị lao động của đồng tiền nằm ở đâu. Chứ không phải là ra một bài một áo sơ mi 30 nghìn đồng, hỏi 10 cái áo là bao nhiêu tiền và chúng ta không dạy cái gì ở đó cả”,GS Thái phân tích.

Bên cạnh đó, chúng ta sẽ dạy giá trị đồng tiền, giá trị sử dụng, giá trị đạo đức của nó thông qua cách phát biểu bài toán. Đối với lớp 3, bên cạnh kiến thức trong Toán có một mạch hoạt động thực hành và trải nghiệm cho môn Toán, còn tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khóa như tung đồng xu, tung xúc xắc, trò chơi liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hóa.

Với lớp 4, thì bắt đầu dạy các em thực hành chuyển đổi và tính toán với tiền Việt Nam.

Đến lớp 5, khi mà bắt đầu học về tỷ số, tỷ số phần trăm thì dứt khoát phải dạy học sinh về vốn, lãi, những khái niệm cơ bản nhất của tiền tệ …

Toán học góp phần hình thành và phát triển năng lực cho học sinh

Ảnh minh họa. Ngô Chuyên.

Đến lớp 12, có hẳn 1 hệ thống các chuyên đề có tiêu đề ứng dụng toán học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến kinh tế và tài chính.

Ở chuyên đề thứ 3 là ứng dụng toán học trong các vấn đề liên quan đến tài chính, yêu cầu các em phải được học chính khóa. Ví dụ vận dụng được kiến thức toán học trong việc giải quyết một số vấn đề lãi suất vay nợ các tổ chức tín dụng; vấn đề về đầu tư; những mô hình cơ bản để đánh giá rủi ro trong tài chính và kinh tế.

Giáo dục toán học sẽ cố gắng cho học sinh hiểu được điều đó. “Chúng tôi coi đây là một trong những điểm sáng nhất trong chương trình môn Toán lần này, minh họa cho triết lý của chúng tôi là thực học nhưng thực tế”,GS Thái nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Toán học góp phần hình thành và phát triển năng lực cho học sinh