Tiếng Anh, Tin học được đưa vào là môn học bắt buộc với học sinh lớp 3

Minh Anh| 22/09/2022 14:14
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Có thể nhiều người sẽ thắc mắc, vì sao đã bắt các em học sinh từ lớp 3 đã phải học tin học. Câu trả lời của Bộ GD&ĐT không chỉ đảm bảo công bằng cho học sinh vùng khó khăn, việc bắt buộc này còn mang lại lợi ích chung cho học sinh ở các vùng miền khác là sẽ được học tiếng Anh, Tin học mà không phải đóng bất cứ một khoản kinh phí nào.

Nghị quyết 88 của Quốc hội đã đưa ra nguyên tắc khi xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là phải đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục.

Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các ban ngành liên quan đã tổ chức khảo sát, đánh giá thực tế trước khi triển khai. Năm 2017, tỷ lệ học sinh lớp 3 được học tiếng Anh: >80%, Tin học: >62%.

Ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay: "Phân tích sâu thì thấy, nhóm chưa được học rơi vào các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, hải đảo. Để đảm bảo công bằng trong giáo dục thì phải đưa 2 môn này vào bắt buộc".

hc-sinh-dan-tc-mung-thc-hanh-mon-tin-hc.jpg
Việc mọi học sinh được học 2 môn này chính là đảm bảo cho tương lai của các em cũng như sự phát triển của đất nước sau nhiều năm nữa.

Bắt buộc, địa phương nào cũng phải tổ chức dạy. Thế nhưng, ở nơi quá khó khăn, nguồn lực thiếu mà cái gì cũng cần đầu tư, nhiều địa phương băn khoăn, liệu có thể lùi thời gian thực hiện việc này?

Vậy là năm học này, học sinh lớp 3 trên cả nước đã và sẽ được học tiếng Anh, Tin học. Đưa vào bắt buộc, không chỉ đảm bảo công bằng cho học sinh vùng khó khăn, việc bắt buộc này còn mang lại lợi ích chung cho học sinh ở các vùng miền khác là sẽ được học tiếng Anh, Tin học mà không phải đóng bất cứ một khoản kinh phí nào. Đó cũng là những chính sách ưu việt của nhà nước trong giáo dục.

Chính sách đã thể hiện rõ tính ưu điểm nhưng với những nơi vùng sâu vùng xa thì điều kiện về giáo viên, cũng như cơ sở y tế vẫn chưa thể đảm bảo.

Có những nơi, dù điều kiện về trang thiết bị đã sẵn sàng nhưng đội ngũ giáo viên chưa đủ, thậm chí là không có. Vì điều kiện địa hình khó khăn nên giáo viên ở các môn học chính thức như Toán, Văn đã thiếu chứ đừng nói đến giáo viên Tiếng Anh và Tin học.

Có thể thấy, việc tiếp cận máy vi tính và internet đối với đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, đặc biệt là ở các xã vùng cao. Tỷ lệ người dân có máy tính, được sử dụng máy tính và có kết nối internet còn rất thấp.

Đại đa số những người sử dụng máy tính kết nối internet là cán bộ, công chức, giáo viên... do có sự hỗ trợ ở các chương trình của tỉnh, huyện. Ở khu vực vùng cao, muốn truy cập internet, hoặc internet không dây (wifi) thì phải xuống trung tâm xã, điểm bưu điện văn hóa xã hoặc dịch vụ internet công cộng.

Một số kênh cung cấp thông tin như: Radio, cát-sét, báo chí, truyền hình là loại phương tiện chủ yếu và tiết kiệm, nhưng do nhiều yếu tố về đặc điểm địa hình, nếp sống sinh hoạt... nên phần lớn người dân không theo dõi thường xuyên. 

Chính vì đó, Sở GD&ĐT tại các tỉnh mong muốn, Bộ sẽ sớm có những kế hoạch rõ ràng hơn trong việc triển khai dự án này được hiệu quả.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tiếng Anh, Tin học được đưa vào là môn học bắt buộc với học sinh lớp 3