Những năm gần đây, phim Hollywood đang mất dần vị thế của mình trên thị trường thế giới khi thay vì tạo ra các tác phẩm nguyên bản, nhiều hãng phim tỏ ra lười biếng khi liên tục “vắt sữa” những thương hiệu cũ. Nhưng "Spider-Man: Homecoming", "X-Men: First Class" và "Batman Begins" đã giúp vực dậy thương hiệu siêu anh hùng từ các phần phim đã gây ngán ngẩm cho người xem trong quá khứ.
Trong vòng 5 năm trở lại đây, khi nhìn vào danh sách phim mùa hè, khán giả không khỏi ngán ngẩm khi thấy toàn những dòng phim thương hiệu quen thuộc. Dường như Hollywood đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kịch bản trầm trọng hơn bao giờ hết.
Phim thương hiệu nhiều phần (franchise) là “cần câu cơm” chủ yếu của Hollywood. Nếu lật lại danh sách những bộ phim ăn khách nhất qua các năm, thế nào cũng thấy hơn 50% tác phẩm thuộc một thương hiệu phim nào đó.
Mà các phần của phim thương hiệu thì có đủ muôn hình vạn trạng cách biến hóa, nào là phần tiếp theo (sequel), làm lại (remake), ăn theo (spin-off), phần trước (prequel)...
Thậm chí còn có chiêu trò “tái khởi động” (reboot) khi nhà sản xuất quyết định... làm lại từ đầu cả một thương hiệu phim nổi tiếng.
Dòng phim Spider-Man chính là một ví dụ tiêu biểu của chiêu trò reboot, khi mà Spider-Man: Homecoming chiếu vào mùa hè sắp tới sẽ là phiên bản điện ảnh thứ ba về nhân vật này.
Sau phim thương hiệu, ta có phim chuyển thể từ tiểu thuyết, truyện tranh vốn sẵn có tiếng tăm từ trước. Chẳng thiếu trường hợp phim chuyển thể sau thành công ban đầu cũng hóa thành phim thương hiệu.
Đó là trường hợp của những ông lớn Marvel, DC sau khi dắt túi hàng tỉ USD với hàng loạt bộ phim lấy cảm hứng từ truyện tranh siêu anh hùng.
Cá biệt hơn, ta có Twilight (2008), The Hunger Game (2012) hay Fifty Shades of Grey (2015) cũng vươn lên đến tầm thương hiệu nhờ tiểu thuyết gốc ăn khách.
Nếu xét những phim riêng lẻ, thì năm nào Hollywood cũng chứng kiến vài chục bộ phim chuyển thể kiểu vậy. Thậm chí các nhà làm phim phương Tây còn “chẳng tha” cho manga, truyện tranh Nhật Bản với dự án vừa công chiếu Ghost in the Shell (Vỏ bọc ma).
Qua từng năm thì những dự án mới vẫn chưa có những dấu hiệu khả quan và được đầu tư đúng mức. Hoặc có kịch bản mới nhưng vẫn chưa đủ để làm hài lòng các khán giả.
Nhưng có vẻ các dự án"Spider-Man: Homecoming", "X-Men: First Class" và "Batman Begins" đã giúp vực dậy thương hiệu siêu anh hùng từ các phần phim đã gây ngán ngẩm cho người xem trong quá khứ.
Scream 5: Theo Variety, phần phim đầu tiên trong loạt Scream không do Wes Craven chỉ đạo đã vượt khỏi khuôn mẫu của thể loại kinh dị đương đại.
Màn trở lại của tên sát thủ Ghostface đem tới cảm giác rùng rợn khó tả, theo cách nhà phê bình Owen Gleiberman gọi là "siêu phẩm kinh dị về kẻ giết người".
Dự kiến, Scream 5 có doanh thu ít nhất 25 triệu USD trong tuần đầu ra mắt, thay thế Spider-Man: No Way Home ở ngôi vương phòng vé Bắc Mỹ.
Spider-Man: Homecoming: The Amazing Spider-Man 2 bị chỉ trích là bước đi sai lầm của Sony vì giới hạn khả năng phát triển của Người Nhện.
Tới lúc hãng bắt tay Disney, nhân vật như bước sang trang mới khi gia nhập Vũ trụ Điện ảnh Marvel. Phiên bản Người Nhện do Tom Holland thủ vai lần đầu xuất hiện trong Captain America: Civil War và sau đó là tác phẩm độc lập Spider-Man: Homecoming.
Candyman: Nia DiCosta làm sống dậy loạt phim kinh dị Candyman với bản khởi động lại vào năm 2021, được khen sắc nét và táo bạo hơn bản gốc 1992.
Yahya Abdul-Mateen II đã có màn trình diễn ấn tượng trong vai Anthony McCoy - người nghệ sĩ đầy tham vọng lớn lên ở Chicago. "Candyman 2021 mang lại cảm giác khác biệt với những tên giết người có tính toán khác. Đạo diễn Nia đã gợi cảm nỗi sợ hãi kinh dị tàn bạo, khiến người xem ám ảnh", Variety viết.
Mad Max: Fury Road: Năm 2015, sau ba thập kỷ, George Miller quyết định hồi sinh dòng phim hành động lấy bối cảnh thế giới hậu diệt vong.
Thay thế Mel Gibson ở vai Max Rockatansky là Tom Hardy, Mad Max: Fury Road cam kết làm tỏa sáng nhượng quyền thương mại với phần hiệu ứng bắt mắt.
Đúng như kỳ vọng, bom tấn đã đem tới trải nghiệm khác hoàn toàn những phần trước, giúp phim thu về 374 triệu USD. Tác phẩm được đề cử 10 giải Oscar và chiến thắng hạng mục dành cho âm thanh, thiết kế, hóa trang và dựng phim.
X-Men: First Class: "Thương hiệu X-Men cần được khôi phục sau khi X-Men: The Last Stand và X-Men Origins: Wolverine biến cả loạt phim thành mớ hỗn độn CGI ngớ ngẩn", Variety bình luận.
Năm 2011, đạo diễn Matthew Vaughn tái khắc họa hình ảnh nhóm siêu anh hùng theo cách khác, giúp dàn diễn viên James McAvoy, Michael Fassbender và Jennifer Lawrence tỏa sáng đúng lúc.
"Đặc biệt, Michael Fassbender - người có nụ cười quỷ quyệt và đôi mắt quyến rũ, đã lột tả hoàn hảo tên phản diện Magneto", tạp chí viết thêm.
Mission: Impossible - Ghost Protocol: Việc chọn ra bộ phim Mission: Impossible hay nhất rất khó, nhưng chắc chắn phần thứ tư do Brad Bird đạo diễn - Ghost Protocol - đã thổi luồng sinh khí mới vào nhượng quyền thương mại.
Tác phẩm ghi nhận cảnh hành động nguy hiểm mang tính biểu tượng của Tom Cruise trên tòa nhà Burj Khalifa cao 828 m ở Dubai. Phân cảnh đó đặt ra áp lực mới cho Mission: Impossible, thúc đẩy thương hiệu phải đột phá hơn ở phần tiếp theo.
Star Trek: Khởi động lại loạt phim Star Trek không phải nhiệm vụ dễ dàng, nhưng theo Variety, J. J. Abrams đã thành công khi mang thuyền trưởng James T. Kirk và các phi hành gia trở lại.
Giới phê bình đánh giá phần phim năm 2009 có điểm cộng lớn là tuyển dàn diễn viên tài năng, từ Chris Pine, Zachary Quinto, cho đến Simon Pegg, Karl Urban và Zoe Saldana. Phim có kinh phí đầu tư 150 triệu USD và đạt doanh thu 385 triệu USD.
Batman Begins: Bom tấn do Christopher Nolan chỉ đạo khởi chiếu rạp Bắc Mỹ ngày 15/6/2005 đã làm thay đổi diện mạo của dòng phim siêu anh hùng, khi trình làng khán giả hình ảnh Người Dơi đen tối của Christian Bale, khác xa những gì Michael Keaton, Val Kilmer hay George Clooney từng đem đến.
Nolan biến câu chuyện về nguồn gốc Batman thành hành trình khám phá ẩn ức đầy phức tạp của nhân vật. Tác phẩm do Warner Bros. phát hành thu về 371 triệu USD toàn cầu.