Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung toàn diện: Đường chân trời mịt mù

Trâm Anh| 25/11/2019 18:49
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Theo các quan chức của Hoa Kỳ và Bắc Kinh, thỏa thuận thương mại giai đoạn hai đầy tham vọng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc khó có khả năng xảy ra khi mà hai nước vẫn chưa có bước tiến nào trong việc tiến hành thỏa thuận giai đoạn một.

Vào tháng 10, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã nói trong một cuộc họp báo với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc rằng ông dự kiến ​​sẽ nhanh chóng xúc tiến giai đoạn đàm phán thứ hai sau khi giai đoạn thứ nhất hoàn thành. Tổng thống Trump nói rằng nội dung giai đoạn thứ hai sẽ tập trung vào một khiếu nại quan trọng của Hoa Kỳ rằng Trung Quốc đã đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ bằng cách buộc các công ty Hoa Kỳ chuyển giao công nghệ của họ cho các đối thủ Trung Quốc.

Nhưng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm 2020, những khó khăn trong việc hoàn thành giai đoạn đầu tiên, kết hợp với sự miễn cưỡng của Nhà Trắng trong việc tác đông tới các nước khác để gây áp lực cho Bắc Kinh đang làm giảm hy vọng cho bất cứ tham vọng nào về thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung trong tương lai gần.

Cuộc chiến thương mại kéo dài 16 tháng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã khiến các doanh nghiệp và nông dân Hoa Kỳ rơi vào tình trạng hỗn loạn, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và tạo ra lực cản đối với các nền kinh tế trên toàn thế giới. 

Việc ký kết một thỏa thuận giai đoạn một có thể sẽ phải kéo sang năm sau khi hai nước “giằng co” với nhau vì việc Bắc Kinh yêu cầu Mỹ mở rộng phạm vi giảm thuế quan.

Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung toàn diện: Đường chân trời mịt mù

Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi bắt đầu cuộc gặp song phương tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 ở Osaka, Nhật Bản, ngày 29 tháng 6 năm 2019.

Giới chức ở Bắc Kinh nói rằng, họ dự tính sẽ không ngồi xuống thảo luận về thỏa thuận giai đoạn 2 trước cuộc bầu cử ở Mỹ, vì họ muốn chờ xem liệu ông Trump có thắng cử nhiệm kỳ thứ hai hay không.

Còn theo một quan chức chính quyền của ông Trump, ưu tiên chính của ông Trump tại thời điểm này là thực hiện thành công thỏa thuận giai đoạn một để lấy đó làm một điểm cộng cho mình trong chiến dịch tái tranh cử tổng thống.

Sau đó, ông Trump có thể sẽ chuyển các vấn đề gây tranh cãi lớn khác cho các trợ lý cao cấp tiếp tục gây sức ép lên Bắc Kinh về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Mỹ, quân sự hóa biển Đông và nhân quyền.

Nhà Trắng Trump ban đầu đưa ra các kế hoạch đầy tham vọng nhằm tái cấu trúc mối quan hệ của Hoa Kỳ với Trung Quốc, bao gồm cả việc giải quyết điều mà một cuộc điều tra của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ năm 2018 đã kết luận là những hành vi bất công, vô lý và xuyên tạc thị trường của Bắc Kinh.

Có sự hỗ trợ rộng rãi của lưỡng đảng cho nỗ lực của ông Trump để buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm trong nhiều năm gián điệp kinh tế, tấn công mạng, chuyển giao công nghệ và bán phá giá hàng hóa giá rẻ.

Nhưng nhiều trong số những lo ngại quan trọng này sẽ không được giải quyết trong thỏa thuận giai đoạn một, tập trung vào mua sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc, hỗ trợ thuế quan và bao gồm một số cam kết sở hữu trí tuệ.

Các cố vấn kinh tế của Tổng thống Trump có quan điểm không nhất quán: một số người đang giục giã ông Trump nhanh chóng đồng ý thỏa thuận giai đoạn một để xoa dịu thị trường, trong khi đó những người khác muốn ông thúc đẩy một thỏa thuận toàn diện hơn.

Về phần mình, các quan chức Bắc Kinh đang cố gắng theo đuổi những thay đổi cơ cấu lớn hơn để quản lý nền kinh tế Trung Quốc.

Các chuyên gia thương mại tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế phân tích rằng, cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều có mối quan tâm rõ ràng trong việc hoàn thành một thỏa thuận giai đoạn một.

Họ nhìn thấy khả năng lớn hai bên sẽ thực hiện một số thỏa thuận giai đoạn một, nhưng việc một thỏa thuận rộng lớn hơn có thể đạt được trước cuộc bầu cử là khó xảy ra. 

Giai đoạn một có thể sẽ xảy ra bởi vì cả hai tổng thống đều muốn điều đó, nhưng Trung Quốc bây giờ không sẵn sàng trong việc thực hiện các thay đổi cấu trúc trong thời gian tới. 

Josh Kallmer, cựu quan chức của Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ và hiện là Phó Chủ tịch điều hành của Hội đồng Công nghiệp Công nghệ Thông tin, nói rằng khó có thể tưởng tượng được rằng Hoa Kỳ và Bắc Kinh có thể đàm phán một thỏa thuận giai đoạn hai trong năm sau.

Hoa Kỳ cần sự phối hợp tốt hơn với các đồng minh để gây sức ép buộc Trung Quốc thực hiện các thay đổi cơ cấu cần thiết khẩn cấp, bao gồm chấm dứt chuyển giao công nghệ bắt buộc và bảo vệ sở hữu trí tuệ tốt hơn, các chuyên gia thương mại và cựu quan chức nói.

Châu Âu và các đồng minh khác của Hoa Kỳ đã miễn cưỡng tham gia chiến dịch gây áp lực của Washington đối với Bắc Kinh, một phần do thất vọng với chính quyền Hoa Kỳ và một phần do sự phụ thuộc vào đầu tư của Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung toàn diện: Đường chân trời mịt mù