Khủng hoảng Sahel: G5S cần cứu trợ khẩn cấp

Trâm Anh (theo AFP/Hội đồng tị nạn Nauy)| 04/09/2019 10:19
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 3/9 đã đề nghị Liên hợp quốc tài trợ cho công cuộc chống chủ nghĩa thánh chiến ở Sahel.

Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi tài trợ cho các quốc gia Sahel

Người đứng đầu Liên hợp quốc, ông Antonio Guterres lên tiếng cảnh báo "chúng ta sẽ không thể chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố ở một khu vực yếu đuối”. Sahel là khu vực ranh giới ở châu Phi nằm giữa Sahara ở phía bắc và khu vực màu mỡ hơn ở phía nam là sudan. G5 Sahel là một khung thể chế để phối hợp hợp tác khu vực trong các chính sách phát triển và các vấn đề an ninh ở Tây Phi. Guterres nói: "Tôi ủng hộ những tài trợ của Liên hợp quốc với những đóng góp bắt buộc cho các nước G5 Sahel". "Tôi hoàn toàn tin rằng chúng ta sẽ không thể chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố ở Sahel nên hoạt động này cần được tăng cường."

Phiến quân Hồi giáo đã phát động một cuộc nổi dậy ở rìa phía Nam của Sahara, làm rung chuyển các quốc gia nghèo đói Burkina Faso, Chad, Mali và Nigeria. Bốn quốc gia này cùng với Mauritania, đã hợp tác trong một sáng kiến do Pháp hậu thuẫn tạo nên G5 Sahel, với mục đích gắn kết thành một lực lượng chống khủng bố 5.000 người. Nhưng chương trình này đang gặp phải nhiều khó khăn bởi thiếu thốn thiết bị, đào tạo và kinh phí.

Khủng hoảng Sahel: G5S cần cứu trợ khẩn cấp

G5 Sahel rất cần tiền để giúp huấn luyện và trang bị cho lực lượng chống khủng bố non trẻ của mình

Guterres cho biết ông hy vọng các nước sẽ đưa ra những "đề xuất cụ thể" cho cộng đồng quốc tế trong cuộc họp sắp tới của Tây Phi tại Ouagadougou –  thủ đô của Burkina Faso.

Guterres, người đã đưa ra những bình luận hôm thứ Hai về chuyến thăm Cộng hòa dân chủ Congo (DRC), nói rằng "mối đe dọa khủng bố phải được nhìn thấy ở quy mô lục địa". Ông mô tả Cộng hòa dân chủ Congo là một mấu chốt giữ cho sự ổn định, và nhắc tới cuộc đấu tranh lâu dài của đất nước này với một đội ngũ dân quân gốc Hồi giáo, Lực lượng Dân chủ Đồng minh (ADF), ở phía đông. ADF, ban đầu xuất hiện ở miền tây Uganda, được kết nối với các chiến binh thánh chiến châu Phi khác. "Theo tôi, ADF ngày nay là một phần của mạng lưới bắt đầu ở Libya và trải dài đến Sahel, đến khu vực Hồ Chad và có mặt ở Mozambique," ông nói.

Ông nói rằng không biết liệu có "mối liên kết chính thức" giữa ADF và cái gọi là Nhà nước Hồi giáo - nơi đã nhận trách nhiệm một số cuộc tấn công ở miền Đông DRC - nhưng chỉ ra cái mà ông gọi là "liên kết thực" giữa ADF và Dân quân Mozambique.

Liên hợp quốc có khoảng 16.000 binh sĩ tại DRC trong sứ mệnh gìn giữ hòa bình MONUSCO. MONUSCO là Phái đoàn Ổn định Tổ chức Liên hợp quốc tại Cộng hòa Dân chủ Congo, một trong những đội quân lớn nhất thế giới. Nhiệm vụ của nó sẽ hết hạn vào ngày 31 tháng 12. "Từ bỏ DRC sẽ là tự tử, không chỉ đối với người Congo mà còn đối với cộng đồng quốc tế", Guterres cảnh báo.

Thiếu các biện pháp mạnh mẽ

Tại Hôi nghị thượng đỉnh G7 cuối tháng 8, các nhà lãnh đạo của các nước G7 đã gặp gỡ đại diện của các nước G5 Sahel tại Biarritz, Hội đồng Tị nạn Nauy và Hành động chống đói bàn về vấn đề đáng lo ngại hiện nay lại thiếu các biện pháp mạnh mẽ để giải quyết cuộc khủng hoảng ở khu vực Sahel. Thay vì tăng cường phản ứng nhân đạo, bảo vệ dân thường và thực hiện các cam kết tài chính mạnh mẽ để giải quyết nguyên nhân gốc rễ của nạn đói và bất bình đẳng ở Sahel, các nhà lãnh đạo G7 đã đưa ra quan hệ đối tác với các đối tác châu Phi, đặt lợi ích chiến lược an ninh của riêng họ lên hàng đầu, trong khi khác nhu cầu cấp thiết của dân thường trong khu vực một lần nữa cần được đặt ra. Trong năm qua, khoảng 1 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa vì sự bất an và bạo lực. Tại Burkina Faso, Mali và phía tây Nigeria số người di cư đã tăng gấp năm lần. Những nạn nhân đầu tiên của các hành động bạo lực này là thường dân. Họ bị giết, họ bị thương, họ bị đe dọa; và cơ hội duy nhất của họ để sống sót là chạy trốn. Mỗi ngày, rất nhiều người bị bắt giữ bởi các nhóm vũ trang, dân quân tự vệ và lực lượng quân sự. Việc bảo vệ thường dân là một mối quan tâm lớn, đặc biệt là ở những nơi mà cơ quan nhà nước vắng mặt.

Khủng hoảng Sahel: G5S cần cứu trợ khẩn cấp

Nhưng những gì dân thường ở Sahel cần ngay bây giờ là các cam kết tài chính đầy tham vọng để đảm bảo quyền tiếp cận các dịch vụ cơ bản

Tuy nhiên, sự hiện diện của các nhà lãnh đạo G7 ở Sahel một lần nữa tập trung chủ yếu vào một giải pháp quân sự cho vấn đề này. Sự hiện diện quy mô lớn của các nhóm quân sự và chính trị giữa bối cảnh xung đột, đe dọa sự độc lập của những hành động cứu trợ nhân đạo.

Ngoài hành động nhân đạo, nhóm cộng tác vì sự ổn định và an ninh ở châu Phi vừa ra mắt trong thời gian hội nghị thượng đỉnh G7 tại Biarritz tập trung chủ yếu vào hợp tác quân sự mở rộng để chống khủng bố và không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của sự bất bình đẳng và nạn đói. Nhưng những gì dân thường ở Sahel cần ngay bây giờ là các cam kết tài chính đầy tham vọng để đảm bảo quyền tiếp cận các dịch vụ cơ bản (y tế, nước, giáo dục) cho tất cả mọi người và hỗ trợ nông dân quy mô nhỏ phát triển sinh thái nông nghiệp và khả năng chống chọi với khủng hoảng khí hậu. Nhưng không có quỹ mới nào được cam kết cho khu vực Sahel cả.

Nạn đói trên thế giới đã tăng lên trong vòng ba năm liên tiếp vào năm 2018 và Sahel là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất. Cách duy nhất để các cường quốc quốc tế và khu vực đảo ngược xu hướng đáng lo ngại này là cam kết với các quỹ mới để hỗ trợ phát triển bền vững trong khu vực. Đáng buồn thay, các nhà lãnh đạo G7 và G5 Sahel đã không đạt được kỳ vọng của Hội nghị thượng đỉnh G7 trước đó.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khủng hoảng Sahel: G5S cần cứu trợ khẩn cấp