Rối loạn tiền đình: Căn bệnh dễ gặp ở người trưởng thành

Lê Tuấn| 21/01/2021 12:27
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Ngày nay, rối loạn tiền đình không còn là một căn bệnh xa lạ đối với mọi người. Vì vậy, chúng ta cần có những hiểu biết và thông tin nhất định về bệnh lý sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng khó lường.

Theo các cơ sở nghiên cứu y khoa, tiền đình là một bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên. Tiền đình có vai trò cân bằng cơ thể, duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế, trong hoạt động, phối hợp các bộ phận cử động như mắt, tay, chân, thân mình...

Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn, hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8, hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương, hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não khiến cơ thể mất thăng bằng.

roi-loan-tien-dinh-1.jpg
Những người bị béo phì có nguy cơ cao mắc rối loạn tiền đình

Các triệu chứng phổ biến như choáng váng hay mất thăng bằng. Ngoài ra còn có thể gây ra các vấn đề rối loạn thính giác hoặc thị giác.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình.

- Bệnh nhân có tiền sử mắc một số bệnh như viêm dây thần kinh, u não, u dây thần kinh, viêm tai giữa,…

- Do huyết áp thấp, tai biến, thiếu máu, các bệnh về tim mạch,... gây tắc nghẽn mạch máu khiến lượng máu lên não kém.

- Căng thẳng, áp lực kéo dài khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn hoocmon cortisol gây tổn thương hệ thống thần kinh. 

- Những người trên 40 tuổi thường có nguy cơ cao mắc các bệnh tiền đình. Bởi càng cao tuổi chức năng của một số cơ quan sẽ bị suy giảm, làm rối loạn tuần hoàn não (như hẹp động mạch cảnh, xơ vữa động mạch, cao huyết áp).

- Những người bị béo phì hoặc suy dinh dưỡng đều có nguy cơ cao mắc rối loạn tiền đình.

- Người bị mất máu, thiếu máu nhiều, quan hệ tình dục không đều đặn, uống quá nhiều rượu bia.

- Thường xuyên sống trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa (nóng & lạnh đột ngột), lười rèn luyện thể dục, thể thao...

roi-loan-tien-dinh-2.jpg
Ngồi thiền hay tập yoga đều tăng cường tuần hoàn đến não, rất tốt cho các bệnh nhân rối loạn tiền đình

Các thói quen sinh hoạt hàng ngày sẽ  giúp bạn hạn chế hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh rối loạn tiền đình nếu mắc phải. Dưới đây là những khuyến cáo của các bác sĩ để phòng ngừa rối loạn tiền đình:

- Tích cực điều trị các bệnh mãn tính gây rối loạn tiền đình (như huyết áp thấp, tăng huyết áp, tăng mỡ máu,...) theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

- Tập thêm yoga hay 1 số bộ môn thể dục khác nhằm tăng cường tuần hoàn đến não.

- Người bệnh rối loạn tiền đình nếu bị mỡ máu, xơ vữa động mạch,... cần tránh các thực phẩm chứa nhiều dầu, mỡ, chất béo,... cân bằng chế độ dinh dưỡng để tránh thiếu chất.

- Bổ sung đủ lượng nước hàng ngày cho cơ thể.

- Tắm rửa bằng nước ấm trong buồng kín gió, giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh, tránh thay đổi nhiệt độ đột trong cơ thể

- Ngoài ra, người bệnh nên vận động cơ thể thường xuyên, tốt nhất là đi bộ mỗi ngày khoảng 60 phút, tránh ngồi quá lâu ở một vị trí mà không thay đổi tư thế.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Rối loạn tiền đình: Căn bệnh dễ gặp ở người trưởng thành