Bảo hộ nhãn hiệu tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quảng bá, lưu thông, bảo vệ và phát triển các sản phẩm của mình trên thị trường nội địa và quốc tế. Vậy quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm như thế nào?
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009; Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; Thông tư số 263/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
Chúng tôi xin tư vấn với độc giả về quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm như sau:
Về điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ:
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc (Phần hình được phân loại dựa trên bảng phân loại quốc tế theo thỏa ước Vienna); Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. (Pháp luật sở hữu trí tuệ có quy định cụ thể).
Về các bước bảo hộ nhãn hiệu:
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu trước khi tiến hành đăng ký
Để tránh được việc đăng ký trùng lặp dẫn đến Cục Sở hữu trí tuệ từ chối đơn đăng ký, cần phải tra cứu ký trước khi thực hiện.
Luật sư Nguyễn Thu Nga - Công ty Luật Aladin
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ gồm:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (02 bản gốc)
- Nhãn hiệu (05 bản gốc, kích thước: chiều ngang 08 cm, chiều cao 06 cm)
Thời gian xử lý: Tổng thời gian theo quy định là 12-14 tháng:
- Thẩm định hình thức đơn: sau 01 tháng (thực tế 01-02 tháng) có kết quả thẩm định hình thức gửi về
- Thẩm định nội dung: 09 tháng (thực tế > 20 tháng do tình trạng đơn đăng ký quá tải)
- Cấp giấy chứng nhận đăng ký: 01 tháng (thực tế 01-1,5 tháng)
Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Bước 3: Kiểm tra thường xuyên tình trạng đăng ký nhãn hiệu
Quá trình từ lúc đăng ký đến lúc được cấp văn bản bảo hộ phải liên tục cập nhật tình trạng đơn, để xử lý sớm nhất các vấn đề đơn bị sửa đổi bổ sung, thất lạc Kết quả thẩm định hình thức/nội dung, thất lạc thông báo.
Để việc đăng ký nhãn hiệu được thuận lợi, khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ các loại tài liệu, giấy tờ gồm: Nhãn hiệu (file ảnh); Thông tin về hàng hóa/sản phẩm/dịch vụ đăng ký, định hướng mô tả nhãn hiệu; Thông tin về chủ đơn đăng ký: Thông tin cơ bản của tổ chức/cá nhân, địa chỉ nhận kết quả, số điện thoại liên hệ.