Địa đạo Gò Thì Thùng là 1 trong 3 địa đạo lớn ở nước ta, sau địa đạo Vĩnh Mốc (Quảng Trị) và Củ Chi. Đây là nơi gắn với nhiều chiến công hiển hách của quân, dân Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Địa đạo Gò Thì Thùng được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia vào tháng 2/2009. Đến nay, công trình di tích này đã bị nhiều hư hỏng cần được trùng tu.1,5 tỉ đồng là số kinh phí mà UBND tỉnh Phú Yên sử dụng để phục hồi, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia Địa đạo Gò Thì Thùng (xã An Xuân, huyện Tuy An).
Địa đạo gò Thì Thùng. (Ảnh: Báo Lao động)
Quy mô đầu tư bao gồm làm mới nhà đón tiếp và trưng bày hiện vật, diện tích xây dựng khoảng 154m2; làm mới khu vệ sinh công cộng phục vụ khách tham quan du lịch, diện tích xây dựng khoảng 33,84m2; xây dựng hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, sân, đường nội bộ…
Địa đạo Gò Thì Thùng là 1 trong 3 địa đạo lớn ở nước ta, sau địa đạo Vĩnh Mốc (Quảng Trị) và Củ Chi (TP.HCM). Địa đạo Gò Thì Thùng gắn với nhiều chiến công hiển hách của quân, dân Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia vào tháng 2/2009.
Địa đạo Gò Thì Thùng được xây dựng từ tháng 5/1964 và hoàn tất vào tháng 8/1965, dài 1.948m, độ sâu trung bình 5m, rộng 0,8m, cao từ 1,6-1,8m, với hơn 10km giao thông hào chằng chịt, sâu 1,5m, rộng 0,8m tạo thành một mặt trận kiên cố, là cơ sở vững chắc cho bộ đội và dân quân du kích địa phương bố phòng đánh địch.
Di tích này gồm hai khu vực rộng gần 27ha, tập trung chủ yếu ở thôn Xuân Thành, xã An Xuân. Ngày nay người ta còn biết địa địa danh này vì nơi đây còn diễn ra hội đua ngựa truyền thống gò Thì Thùng vào mùng 9 Tết hằng năm - là lễ hội độc đáo, duy nhất có ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.