Một chiến dịch mang tên MyRedLine (Lằn ranh đỏ của tôi) của phụ nữ Afghanistan đang ngày càng trở nên rầm rộ với mong muốn đảm bảo những tiến bộ khó giành được của phụ nữ sẽ không bị hủy bỏ vì một thỏa thuận hòa bình.
Thành viên đội đua xe đạp quốc gia Afghanistan, Kobra Samim, lo ngại về tác động mà sự trở lại của Taliban sẽ gây ra cho cuộc sống của cô
Kobra Samim, thành viên đội đua xe đạp quốc gia Afghanistan, đã viết trên Facebook rằng sự tham gia của phụ nữ vào thể thao là "lằn ranh đỏ" của cô trong bối cảnh Mỹ đang cố gắng thực hiện một thỏa thuận hòa bình với Taliban.
Cựu chính trị gia Farkhunda Zahra Naderi đã viết trên tweeter rằng việc bảo vệ vai trò lãnh đạo nữ cần được thương lượng. Còn nhà hoạt động Samira Hamidi cũng lên tiếng yêu cầu vai trò của phụ nữ phải được đưa vào các cuộc đàm phán hòa bình.
Trên khắp Afghanistan, phụ nữ đã lên phương tiện truyền thông xã hội để tham gia một chiến dịch mang tên #MyRedLine nhằm mục đích gây sức ép với chính phủ, Taliban và Hoa Kỳ để đảm bảo những tiến bộ khó giành được của phụ nữ sẽ không bị hủy bỏ vì một thỏa thuận hòa bình.
"Nếu Taliban trở lại, chúng tôi sẽ bị mất quyền được tham gia vào các hoạt động giáo dục, thể thao và thậm chí chúng tôi sẽ bị cấm ra khỏi nhà", Samim, 23 tuổi, nói với AFP khi cô đang chuẩn bị cho cuộc đua xe đạp dọc theo một con đường ở Kabul.
"Chúng tôi muốn hòa bình, nhưng chúng tôi cũng muốn tiếp tục thể thao và đạp xe."
Tay đua xe đạp Kobra Samim tham gia chiến dịch #MyRedLine nhằm bảo vệ những tiến bộ khó giành được của phụ nữ ở Afghanistan
Farahnaz Forotan, một nhà báo và nhà hoạt động, người bắt đầu chiến dịch #MyRedLine với sự hỗ trợ của UN Women Afghanistan, nói rằng “đường màu đỏ” của riêng cô ấy là "cây bút và tự do ngôn luận của tôi".
"Nếu hòa bình không mang lại công bằng xã hội cho tất cả các nạn nhân chiến tranh ở mọi nơi trên đất nước, thì đó sẽ không phải là một nền hòa bình thực sự", Forotan nói với AFP.
Cô nói rằng hashtag #MyRedLine đã được chia sẻ rầm rộ hàng ngàn lần kể từ khi chiến dịch truyền thông xã hội được phát động vào tháng trước, thậm chí cả Tổng thống Ashraf Ghani cũng cho rằng quyền của phụ nữ là "lằn ranh đỏ" của chính phủ trong tiến trình hòa bình.
Chiến dịch cũng đang được chia sẻ trên Facebook, bằng tiếng Anh, tiếng Pa-tô và tiếng Dari.
Trước khi bị lật đổ bởi quân đội Hoa Kỳ năm 2001, Taliban đã cai trị Afghanistan trong gần năm năm với luật pháp của Shari.
Phụ nữ bị giam trong nhà, bị buộc phải mặc burqas và bị cấm đi học. Một số người đã bị ném đá công khai đến chết vì những cáo buộc ngoại tình.
"Phụ nữ dễ bị tổn thương hơn bất kỳ ai trong triều đại Taliban," nữ nhà báo Forotan nói.
Nhà báo và nhà hoạt động Farahnaz Forotan nói rằng đường màu đỏ của cô là “tự do ngôn luận’
Hoa Kỳ đang có cuộc hội đàm trực tiếp với các nhà lãnh đạo Taliban - tất cả họ đều là đàn ông - trong nỗ lực thúc đẩy một thỏa thuận hòa bình.
Hai phụ nữ Afghanistan đã được mời đến các cuộc đàm phán không chính thức tại Moscow vào tháng 2 với tư cách là các đại diện Taliban và Afghanistan, nhưng vai trò sự hiện diện của họ xem ra còn rất mờ nhạt.
Một hội nghị thượng đỉnh tương tự thứ hai giữa các đại biểu Afghanistan và quân nổi dậy dự kiến sẽ diễn ra tại Doha vào cuối tuần này với sự tham gia của nhiều phụ nữ hơn đã bị hoãn vô thời hạn.
Các cuộc đàm phán, dẫn đầu về phía Hoa Kỳ là đặc phái viên hòa bình Zalmay Khalilzad, đã bị các quan sát viên quốc tế chỉ trích rằng thiếu sự hòa nhập của phụ nữ.
Các hashtag truyền thông xã hội khác như # afghanwomenwillnotgoback cũng đã đạt được lực kéo và Khalilzad dường như đã lưu ý. Trong một chuyến đi tới Afghanistan trong tháng này, đặc phái viên người Mỹ gốc Afghanistan đã gặp gỡ người dân địa phương từ mọi tầng lớp và với các nhóm phụ nữ.
Phát ngôn viên Zabihullah Mujahid gần đây đã đăng trên tweet nói rằng không có báo cáo rằng phụ nữ đang được đưa vào nhóm đàm phán Taliban và "chúng tôi không tin rằng điều đó là cần thiết".
Heather Barr, Giám đốc Bộ phận Quyền Phụ nữ tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết chiến dịch trực tuyến này rất đáng khích lệ.
"Việc họ làm rất khó khăn vào lúc này, nhưng những nỗ lực của họ là một dấu hiệu cho thấy xã hội Afghanistan đang thay đổi theo những cách cơ bản, bất kể kết quả của các cuộc đàm phán này thế nào", Barr nói với AFP.
Tại Hoa Kỳ, những người phụ nữ quyền lực cũng lên tiếng hỗ trợ cho chiến dịch Afghanistan.
Thượng nghị sĩ Jeanne Shaheen, thành viên Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện giám sát quân đội Hoa Kỳ, cho biết động thái này là một chiếc chìa khóa quan trọng.
"Lợi ích của phụ nữ, cũng như lợi ích của một bộ phận lớn xã hội Afghanistan cần được đưa vào như một phần của bất kỳ cuộc đàm phán nào", Shaheen nói với một nhóm các nhà báo trong chuyến thăm Kabul trong tuần của bà.
"Điều quan trọng đối với phụ nữ là được đưa vào các cuộc đàm phán với Taliban".
Diễn viên người Mỹ và đặc phái viên Liên hợp quốc Angelina Jolie đã cũng lên tiếng ủng hộ cho chiến dịch. Tuần trước, cô viết một ý kiến trên tạp chí TIME kêu gọi phụ nữ cần được tham gia trực tiếp vào những cuộc đàm phán. "Phụ nữ Afghanistan phải có khả năng tự lên tiếng", Jolie viết.