Tin địa phương

Phát huy tiềm năng không gian ngầm trong chiến lược phát triển Thủ đô

Dương Dũng 11/05/2025 - 07:56

Thực hiện Luật Thủ đô 2024, TP. Hà Nội đang lấy ý kiến nhân dân cho các dự thảo Nghị quyết của HĐND TP. Hà Nội về Ban hành Danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1569/QĐ-TTg ngày 12/12/2024, nêu rõ quan điểm về tổ chức không gian, coi không gian ngầm là 1 trong 5 không gian quan trọng phát triển Thủ đô (không gian công cộng; không gian trên cao; không gian ngầm; không gian văn hóa - sáng tạo; không gian số).

Phát triển hạ tầng đồng bộ, giao thông hiện đại là một trong 5 trụ cột phát triển của Thủ đô, trong đó chú trọng phát triển giao thông công cộng, đặc biệt là hệ thống đường sắt đô thị (bao gồm cả đường sắt, nhà ga ngầm và nổi) nhằm giải nút thắt cơ bản, kìm hãm sự phát triển của Thủ đô.

Quy hoạch Thủ đô định hướng “giao thông công cộng tại Hà Nội phải phát triển hiện đại, có khối lượng vận chuyển lớn, sử dụng không gian ngầm, không chiếm không gian mặt đất như hệ thống giao thông của các đô thị hiện đại trên thế giới.

Phát triển giao thông công cộng là một trong 5 nhiệm vụ trọng tâm đã được định hướng tại Quy hoạch Thủ đô, trong đó đến năm 2035, cơ bản hoàn thành hệ thống đường sắt đô thị, đường vành đai, các cầu qua sông Hồng; giải quyết căn bản tình trạng ùn tắc tại các cửa ngõ của TP và khu vực nội đô.

img_4953.jpeg
Ảnh minh họa

Tại đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 27/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục kế thừa các định hướng từ Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó chú trọng khai thác không gian ngầm, cùng với không gian công cộng, không gian văn hóa, sáng tạo, nhất là trong khu vực đô thị trung tâm tạo bước đột phá về hạ tầng đồng bộ, hiện đại và kết nối.

Ưu tiên phát triển ngầm tại khu vực Hồ Gươm và vùng phụ cận như tạo các tuyến phố trung tâm thương mại ngầm dẫn từ nhà ga Hà Nội, dọc phố Trần Hưng Đạo, kết nối với trung sông Hồng. Khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận: cho phép phát triển mở rộng không gian ngầm tại các trung tâm TOD.

Trong phạm vi 500m từ đầu mối TOD, cần sử dụng tối đa chiều sâu để hình thành không gian công cộng ngầm tại các công trình cao tầng, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, quảng trường... Hình thành các tuyến đường đi bộ ngầm kết nối các công trình công cộng ngầm, gara ngầm với đầu mối TOD.

Ngoài phạm vi 500m từ đầu mối TOD, khuyến khích sử dụng tối đa chiều sâu để hình thành không gian công cộng ngầm tại khu vực hạn chế xây dựng cao tầng, giảm mật độ xây dựng phần nổi (khu tập thể cũ, khu vực chuyển đổi chức năng, trung tâm thương mại).

Tại những khu vực hạn chế quỹ đất, hoặc các công trình có nhu cầu tăng hiệu quả sử dụng đất trên diện tích xây dựng công trình, để dành không gian bề mặt cho nhu cầu sinh thái, dự trữ cho phát triển trong tương lai như: vui chơi giải trí, thể dục thể thao, bảo tàng, văn hóa, nghệ thuật, ngân hàng, trụ sở DN…

Khuyến khích tạo lập các tuyến đi bộ ngầm kết nối giữa phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất trong các cụm công trình có phạm vi đi bộ không quá 500m.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát huy tiềm năng không gian ngầm trong chiến lược phát triển Thủ đô