Vụ án buôn lậu lô gỗ trắc “khủng” tại Đà Nẵng: Nhiều thay đổi quan trọng trong bản cáo trạng mới

Minh Tuấn| 15/08/2018 11:10
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Vụ án buôn lậu 500 m3 gỗ trắc tại TP Đà Nẵng đã bước sang những diễn biến bước ngoặt khi gần đây, Viện KSND Tối cao đã có cáo trạng mới với nhiều thay đổi quan trọng.

Không hình sự hóa việc xuất nhập khẩu gỗ, coi đó là vi phạm hành chính

Theo đó, vụ án “Buôn lậu”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại tỉnh Quảng Trị và thành phố Đà Nẵng đã chuyển sang một trang mới khi tại Cáo trạng số 66/CT-VKSTC ngày 14/5/2018, VKSTC đã kết luận: “Hành vi của các bị can Trương Huy Liệu, Trần Thị Dung đã vi phạm vào Khoản 1, Khoản 8 Điều 2 Thông tư số 93/2010/TT-BTC ngày 28/6/2010 của Bộ Tài chính”.

Thông tư số 93/2010/TT-BTC ngày 28/6/2010 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn xác định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính là hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả”, là Thông tư quy định chi tiết thi hành 06 (sáu) Nghị định: Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007; Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 4/11/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán;

Nghị định số 169/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá; Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22/9/2008 quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại;

Vụ án buôn lậu lô gỗ trắc “khủng” tại Đà Nẵng: Nhiều thay đổi quan trọng trong bản cáo trạng mới

Lô gỗ trắc khi bị tạm giữ tại Đà Nẵng 

+ Căn cứ Nghị định số 41/2009/NĐ-CP ngày 5/5/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm; Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002 của Chính phủ quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn.

Nói một cách khác, Thông tư số 93/2010/TT-BTC ngày 28/6/2010 của Bộ Tài chính là Thông tư quy định chi tiết về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, trong đó có lĩnh vực Hải quan.

+ Điều 2: “Các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan”, Thông tư số 93/2010/TT-BTC ngày 28/6/2010 của Bộ Tài chính, hướng dẫn: 

“Các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 97/2007/NĐ-CP  ngày 7/6/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007, bao gồm (53 hành vi), trong đó có 02 hành vi mà VKSTC đã cáo buộc:

“1. Không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, xuất xứ, mã số hàng hoá, thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

8. Giả mạo niêm phong hải quan, giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá mà không phải là tội phạm”.

Qua bản cáo trạng mới, theo Luật sư Xuân Bính (Hà Nội), VKSND Tối cao đã  thôi không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự đối với việc xuất nhập khẩu gỗ của Công ty Ngọc Hưng, ông Liệu, bà Dung 07 năm về trước mà đã xem đó là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan: khai thiếu thuế.

Liệu có điều tra, khởi tố việc bán đấu giá lô gỗ?

Ngoài ra, tại văn bản số 1713/VKSTC-V1 ngày 02/5/2018, “về việc trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Minh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị” cũng như tại văn bản số 2259/VKSTC-V1, ngày 04/6/2018 “về việc trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị” của VKSND Tối cao do ông Trần Công Phàn, Phó viện trưởng ký; VKND Tối cao đã thừa nhận: “Qua nghiên cứu, thẩm tra lại tài liệu, hồ sơ vụ án, VKSTC nhận thấy, việc xử lý vật chứng, bán đấu giá lô gỗ trong giai đoạn điều tra có dấu hiệu vi phạm pháp luật”.

Như vậy, với kết luận và trả lời nêu trên của VKSND Tối cao, nếu như việc bán đấu giá lô gỗ trong giai đoạn điều tra có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì tại phiên tòa tới đây, việc có yêu cầu Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao khởi tố vụ án để điều tra về dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc bán đấu gia lô gỗ vẫn là một câu hỏi lớn? Dư luận mong chờ sự việc sẽ được xử lý công minh, chính xác.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vụ án buôn lậu lô gỗ trắc “khủng” tại Đà Nẵng: Nhiều thay đổi quan trọng trong bản cáo trạng mới