Những địa điểm thiên nhiên hùng vĩ có nguy cơ biến mất hoàn toàn

Minh Anh| 07/09/2022 14:05
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Sa mạc Chihuahuan, biển Chết, Jordan - Israel hay di tích thành cổ Chan Chan... đang là những điểm đến đang đối mặt với nguy cơ biến mất do biến đổi khí hậu và áp lực của con người.

Chỉ trong vòng 50 năm, bằng các hoạt động phá rừng, canh tác, xây dựng, du lịch, loài người đã khiến các quần thể động vật hoang dã trên toàn thế giới giảm hơn 2/3, đẩy thiên nhiên vào tình trạng 'rơi tự do', rất khó để cân bằng lại.

Chỉ số Hành tinh Sống (LPI) của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) gần đây cho thấy quy mô động vật có vú, chim, lưỡng cư, bò sát và cá đã giảm trung bình 68% từ năm 1970 đến năm 2016.

photo-1-1599716908110322918200.jpg
Thiên nhiên đang ‘rơi tự do’ vì lối sống của loài người

Nguyên nhân là do các hoạt động phá rừng, phát triển nông nghiệp không bền vững và buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp của con người.

Không chỉ gây mất cân bằng sinh thái, việc phá hủy thiên nhiên hoang dã cũng đang đưa con người đến gần hơn với động vật hoang dã, thúc đẩy sự gia tăng các đại dịch toàn cầu.

Không chỉ có vậy, những biến đổi khí hậu và áp lực của con người có thể khiến nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ phải đứng trước quy cơ biến mất mãi mãi.

Chan Chan, Peru: Hình thành từ năm 850 sau Công nguyên, đây là một trong những thành phố lớn nhất châu Mỹ cho đến khi bị người Inca chiếm đóng vào cuối thế kỷ 15. Trải rộng trên diện tích 20 km2, Chan Chan là nơi ở của ít nhất 30.000 người.

mui5.jpg
Biển Chết đang ở “giai đoạn cuối” trong 50 năm qua, khi nguồn nước chính của nó bị dẫn đi cho trồng trọt và đưa vào các thành phố, thị trấn.

Giờ đây, di tích thành cổ này đang biến mất với tốc độ chóng mặt và không thể ngăn chặn. Mưa lớn tăng lên và sự xuất hiện của những cơn bão El Nino thường xuyên hơn khiến thành cổ bị xói mòn nhanh hơn.

Chihuahuan, Mexico - Mỹ: Sa mạc Chihuahuan trải rộng trên diện tích 362.600 km2, từ Arizona của Mỹ đến Mexico, với đủ kiểu địa hình: hoang mạc, sa mạc, đồng cỏ, đất ngập nước, sông, suối… Đây là nơi sinh sống của thảm thực vật và động vật phong phú.

Tuy nhiên, độ đa dạng sinh thái ở đây đang bị đe doạ, do dòng sông Rido Grande/Rio Bravo huyết mạch (chảy từ Colorado đến vịnh Mexico) đang bị lấy nước để trồng trọt và sinh hoạt.

Nguồn nước quý giá bị chia năm xẻ bảy đã có tác động nghiêm trọng đến môi trường, khiến diện tích hoang mạc và sa mạc ngày càng mở rộng. 

mui4.jpg
Thời tiết là mối đe doạ thường trực của Skara Brae, Orkney, Scotland, Vương quốc Anh.

Biển Chết, Jordan - Israel: Biển Chết đang ở “giai đoạn cuối” trong 50 năm qua, khi nguồn nước chính của nó bị dẫn đi cho trồng trọt và đưa vào các thành phố, thị trấn.

Từng dài 80 km, giờ đây, biển chỉ còn 48 km, và mực nước giảm xuống với tốc độ 1 m/năm. Biển Chết cạn dần khiến các hố sụt xuất hiện, đe doạ các con đường và nhà cửa.

Skara Brae, Orkney, Scotland, Vương quốc Anh: Suốt nhiều thế kỷ, ngôi làng này nằm dưới ngọn đồi cát có tên Skara Brae. Đến năm 1850, gió mạnh và sóng dữ làm bờ cát sụp xuống, khiến khu dân cư thời tiền đồ đá mới này lộ ra.

Tuy nhiên, thời tiết là mối đe doạ thường trực của nơi này. Mực nước biển dâng và bão mạnh do biến đổi khí hậu có thể cuốn trôi Skara Brae nhanh như cách từng khiến nó lộ diện.

Everglades, Florida, Mỹ: Vùng ngập nước rộng hàng triệu ha của Florida đang đối mặt với nguy cơ bị xoá sổ do tình trạng xâm nhập mặn.

mui.jpg
Đầu phía đông của sông Danube có nguy cơ gặp phải thảm hoạ sinh học trong tương lai, do những hồ kim loại nặng và hoá chất.

Những rừng đước, nơi sinh sống của hệ động vật phong phú, đang ngày càng thu hẹp, với tốc độ lên đến 30 m/năm. Ngoài ra, sự xuất hiện của những loài ngoại lai như trăn Miến Điện khiến hệ sinh thái nơi đây bị đe doạ. 

Sông Danube, Châu Âu: Đầu phía đông của sông Danube có nguy cơ gặp phải thảm hoạ sinh học trong tương lai, do những hồ kim loại nặng và hoá chất từ các nhà máy bỏ hoang ở Hungary, Serbia và Romania. Chúng có thể rò rỉ vào nước sông và gây hậu quả cho toàn bộ vùng lưu vực sông.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những địa điểm thiên nhiên hùng vĩ có nguy cơ biến mất hoàn toàn