Nhai trầu, thủ phạm bí ẩn của bệnh ung thư miệng

Hà Kim| 12/03/2016 11:14
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Từ xa xưa, những người sử dụng trầu thường xem nó vô hại và nghĩ rằng có lợi cho sức khỏe. Nhưng ít ai biết được, lợi ích nó mang lại không thấm vào đâu so với hậu quả khủng khiếp mà người ăn trầu phải chịu đựng.

Ăn trầu là một tập tục phổ biến của nhiều nền văn hóa châu Á. Người ta có thể ăn lá trầu tươi, trầu khô hoặc cuốn vào như một miếng thuốc để nhai.

Cũng giống như nicotine, caffeine và rượu, trầu được cho là một trong những chất làm cho đầu óc tỉnh táo phổ biến nhất trên thế giới. Ăn một miếng trầu mang lại cho mọi người cảm giác hưng phấn tương đương với sáu tách cà phê. Vì vậy, mọi người nhai trầu để làm cơ thể ấm lên và tăng sự phấn khích.

Theo ước tính khoảng một phần mười dân số thế giới ăn trầu không. Đặc biệt tại các nước Châu Á như: Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam…

Ở nhiều nước châu Á, phụ nữ và trẻ em đặc biệt là đàn ông trong độ tuổi lao động rất thích ăn trầu, và nhiều đàn ông cũng có thói quen này vì ăn trầu  có thể giúp họ tỉnh táo suốt nhiều giờ lái xe, câu cá hay làm việc tại các công trường xây dựng.

Nhai trầu, thủ phạm bí ẩn của bệnh ung thư miệng

Ăn trầu là một tập tục phổ biến của nhiều nền văn hóa châu Á

Thế nhưng ít ai biết, tục ăn trầu cũng là nguyên nhân khiến hàng chục nghìn người chết sớm. Những lợi ích nhỏ mà nó mang lại không thể nào sánh được với cái giá  khủng khiếp mà nhiều người ăn trầu đang phải chịu đựng.

Những người có thói quen ăn trầu có thể mắc bệnh về niêm mạc miệng. Vì khi ăn trầu do tác dụng trực tiếp của miếng trầu hoặc do cọ xát của miếng trầu trong lúc nhai khiến niêm mạc có thể bị tổn thương. Niêm mạc miệng bị tróc vảy ở lớp thượng bì hay có những vết trợt. Niêm mạc này bị bong ra hay còn dính lại một cách lỏng lẻo trên bề mặt niêm mạc miệng, đặc biệt là ở hai bên má.

Không những thế, việc ăn trầu còn liên quan đến một dạng ung thư miệng gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy trong miệng và cũng có thể xảy ra ở phần sau của họng. Tỉ lệ ung thư miệng ngày càng cao ở những người sau hàng chục năm ăn trầu.

Thông thường khi ăn trầu, người ta sẽ sử dụng một miếng cau kết hợp với lá trầu đã được quết vôi rồi cho vào miệng nhai, có nơi còn cho thêm cả thảo quả, quế hoặc sợi thuốc lá.

Cơ quan Nghiên cứu về Ung thư Quốc tế cho biết, đáng lo ngại là những thành phần trong miếng trầu hầu hết là những chất có thể gây ung thư (trừ thảo quả và quế).

Vôi tôi dùng để phết lên lá trầu được cho là một yếu tố nguy hiểm bởi nó gây ra hàng trăm vết xước nhỏ li ti trong miệng và đây được cho là  cửa ngõ cho các hóa chất gây ung thư xâm nhập qua niêm mạc miệng của người nhai trầu.

Nhai trầu, thủ phạm bí ẩn của bệnh ung thư miệng

Vôi tôi dùng để phết lên lá trầu được cho là một yếu tố nguy hiểm

Thêm vào đó, các chất nghiền ra từ trái cau kích thích sự tổng hợp collagen và đây chính là điều có thể giải thích cho tổn thương xơ hoá dưới niêm mạc của những người ăn trầu lâu năm.

Vẫn biết ăn trầu là một thói quen văn hóa, tập tục của từng dân tộc. Thói quen này có nên duy trì hay không điều này còn tùy thuộc vào từng dân tộc, địa phương. Tuy nhiên đứng về phương diện y học, dựa trên các nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới, khuyến cáo chúng ta không nên duy trì thói quen này.

Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh ung thư miệng, mọi người nên đến ngay bác sĩ chuyên khoa khám nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:

- Vết loét trong miệng không lành sau 2 tuần.

- Tổn thương xơ cứng, chồi dạng bông cải trong miệng.

- Mảng trắng/đỏ/đen trong miệng, ổ nhổ răng không lành.

- Răng lung lay không rõ nguyên nhân.

- Trở ngại chức năng: khó nhai, khó nói, tăng tiết nước bọt.

Không giống như các bệnh ung thư khác, những vết loét trong miệng này rất  khó khăn để che giấu và để lại tổn thương nặng nề về tâm lý và thể chất cho người bệnh.

Điều trị ung thư hốc miệng chủ yếu là phẫu trị và xạ trị, hóa trị chỉ là hỗ trợ, mục tiêu của việc điều trị là khỏi bệnh và đảm bảo chức năng thẩm mỹ có thể chấp nhận được.

Ngay cả sau khi phẫu thuật, họ vẫn không thể thực hiện các chức năng cơ bản, trong đó có cả việc thể hiện cảm xúc qua khuôn mặt của họ, vì hàm dưới cũng phải cắt giảm tùy theo khối u.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhai trầu, thủ phạm bí ẩn của bệnh ung thư miệng