Sau nhiều thập kỉ phủ nhận, Mỹ cuối cùng đã thừa nhận chất độc da cam Roundup của công ty Monsanto, loại thuốc diệt cỏ rải xuống Việt Nam trong chiến tranh có ảnh hưởng tới sức khỏe của chính 2.100 lính không quân Mỹ.
2.100 lính không quân Mỹ bị ảnh hưởng sức khỏe bởi tồn dư chất độc màu da cam
Tờ Newstarget mới đây đưa tin, chính phủ Mỹ đã nhất chí dùng 45 triệu USD để trợ cấp tàn tật cho các binh sĩ không quân tại ngũ và dự bị bị phơi nhiễm chất độc da cam từ máy bay C-123 (mặc dù loại máy bay này không dùng để rải chất độc da cam xuống Việt Nam).
Quyết định trên được đưa ra sau khi một nghiên cứu của Viện Y học Mỹ có kết luận: “Một số binh sĩ dự bị đóng quân ở Ohio, Pennsylvania và Massachusetts đã bị phơi nhiễm với dư lượng chất độc da cam trong những chiếc máy bay C-123 và phải chịu rủi ro cao về các vấn đề sức khỏe".
Bộ trưởng Bộ Cựu Chiến Binh Mỹ Bob McDonald khẳng định, việc bồi thường cho nhóm cựu chiến binh và binh sĩ dự bị bị phơi nhiễm chất độc da cam là việc làm đúng đắn.
Theo Viện Aspen ở Washington DC, chất độc màu da cam, hay dioxin, là một loại thuốc diệt cỏ được dùn trong chiến tranh Việt Nam. Khi đó, quân đội Bắc Việt sử dụng rừng như một tấm chắn khổng lồ để di chuyển và vận chuyển quân nhu vào miền Nam Việt Nam. Quân đội Mỹ đã dùng loại chất này để rải khắp những mảnh rừng, nhằm quan sát dễ hơn những hoạt động của lính Việt Nam.
Mặc dù đã hàng chục năm trôi qua, nhưng những chất độc có trong thuốc diệt cỏ vẫn còn ảnh hưởng tới sức khỏe của binh lính Việt Nam, kể cả cho thế hệ con cháu sau này.
Mỹ dùng thuốc diệt cỏ chứa chất độc dioxin dải khắp những cánh rừng Việt Nam
Theo của viện Aspen, Hội Chữ thập đỏ ước tính có khoảng 3 triệu người Việt Nam đã bị ảnh hưởng bởi chất độc dioxin, trong đó có ít nhất 150.000 trẻ em sinh ra với dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Hàng triệu người Mỹ và Việt Nam vẫn còn bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp bởi chất độc da cam mà Mỹ đã phun ở miền Nam và miền Trung Việt Nam.
Bồi thường là cách làm tốt nhất hiện nay để có thể bù đắp cho những tổn thất mà binh lính Mỹ đã phải chịu đựng trong những năm qua.
Chính phủ Mỹ đã chi tiền cho công ty Monsanto, nơi cung cấp loại thuốc diệt cỏ Roundup để mua hàng triệu thùng loại chất này. Và giờ đây, họ lại phải chi hàng triệu đô để giải quyết hậu quả do nó gây ra.