Người tiêu dùng dường như đang mang cả nền kinh tế Mỹ trong giỏ hàng của mình khi sản xuất của nước này sụt giảm trong bối cảnh chiến tranh thương mại căng thẳng và các tín hiệu tài chính cảnh báo về suy thoái có thể xảy ra.
Người tiêu dùng trong tình trạng mua sắm tốt đang bù đắp cho sản xuất suy yếu của Mỹ
Lĩnh vực sản xuất sụt giảm
Trong một bài phát biểu hôm thứ Năm vừa qua, Tổng thống Trump nói rằng "Nền kinh tế của chúng tôi rất phi thường… Chúng tôi đã có một vài ngày tồi tệ nhưng sẽ có những ngày rất tốt đang chờ ở phía trước." Bất chấp sự tự huyễn hoặc của Tổng thống, một loạt các báo cáo dữ liệu mới đã cho thấy một bức tranh phức tạp về nền kinh tế Mỹ hiện tại. Thị trường tài chính toàn cầu vẫn tỏ ra lo ngại về sự suy thoái các nền kinh tế châu Âu và Trung Quốc. Cổ phiếu trên toàn thế giới đang giảm nở mức trên 2%. Lợi suất trái phiếu dài hạn tiếp tục giảm khi trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 30 năm lần đầu tiên giảm xuống mức dưới 2%, và trái phiếu kỳ hạn 10 năm chạm mức thấp nhất trong 3 năm trở lại đây khi các nhà đầu tư tìm kiếm các khu vực an toàn đề phòng sự suy thoái có thể xảy ra.
Tổng thống Trump cũng liên tục kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang cắt giảm lãi suất, ông nói rằng họ đã phạm một "sai lầm lớn" khi tăng quá nhanh. "Nên cắt giảm lãi suất. Mọi quốc gia trên toàn thế giới đều phải cắt giảm. Chúng tôi muốn giữ nguyên mức độ." Tổng thống Trump nói.
Theo báo cáo của Cục Dự trữ Liên bang, lĩnh vực sản xuất của Mỹ, vốn đã sụt giảm trong hai quý đầu năm, một lần nữa lại sụt giảm thêm 15% vào tháng 7 vừa rồi. Điều đó cho thấy cuộc chiến thương mại đã làm suy yếu niềm tin kinh doanh và đang khiến việc đầu tư bị giảm sút. "Thật khó để không nghĩ tới việc lĩnh vực công nghiệp cũng đang bị kéo xuống bởi chiến tranh thương mại", các nhà phân tích nói. Các nhà phân tích kinh tế nhấn mạnh rằng: "tác động của thuế quan đối với các mặt hàng của Trung Quốc và ảnh hưởng của sự không ổn định của các chính sách này có thể ảnh hưởng tới việc chi tiêu của người dân".
Mặc dù Tổng thống Trump đặt việc thúc đẩy sản xuất trở thành trọng tâm chính trong các chính sách kinh tế của mình, lĩnh vực này vẫn đang bị thu hẹp dần trong nền kinh tế Mỹ.
Người tiêu dùng tự tin
Ngay cả trước khi Tổng thống Trump tặng cho các nhà bán lẻ một “món quà Giáng sinh sớm” bằng cách trì hoãn việc tăng 10% mức thuế đối với hơn một nửa trong số 300 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc vào tháng 9 thì việc thay đổi thói quen chi tiêu của người Mỹ đang làm náo động nền kinh tế. Xu hướng đó tiếp tục vào tháng Bảy, tháng đầu tiên của quý thứ ba, khi doanh số bán lẻ tăng 0,7%, vượt xa dự kiến, được thúc đẩy bởi thương mại điện tử và ngày Ưu đãi “Prime Day 2019”của Amazon - theo dữ liệu mới từ Bộ Thương mại.
Ngày ưu đãi chính Prime Day của Amazon đã giúp thúc đẩy doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ tăng hơn dự kiến vào tháng Bảy
"Hoa Kỳ bây giờ, cho đến nay, vẫn là nền kinh tế lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới… Trong khi những nền kinh tế khác đang có nguy cơ suy thoái thì chúng tôi sẽ chỉ mạnh hơn. Người tiêu dùng đang ở trong trạng thái tốt nhất từ trước đến nay, họ có rất nhiều tiền mặt."
Walmart - tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới hiện nay, đang tăng cường hoạt động bán hàng trực tuyến để cạnh tranh với Amazon - đã có những báo cáo lợi nhuận tốt hơn dự kiến trong quý gần nhất và tăng dự báo trong năm nay. Chủ tịch Hiệp hội kinh tế doanh nghiệp toàn quốc của Mỹ (NABE), đồng thời cũng là nhà kinh tế hàng đầu của Liên đoàn bán lẻ toàn quốc (NRF) Jack Kleinhenz cho biết: "Các hộ gia đình đang trong tình trạng mua sắm tốt và điều đó chắc chắn sẽ được duy trì miễn là thị trường lao động vẫn tốt". Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng sự biến động của thị trường tài chính và "căng thẳng thương mại gia tăng trong những tuần gần đây có thể gây ra sự thận trọng trong chi tiêu của người tiêu dùng vào cuối năm 2019".
Tổng thống Trump nói với các phóng viên hôm thứ Năm rằng các cuộc đàm phán với Trung Quốc có kế hoạch diễn ra trong tháng 9 "vẫn còn" - chưa đầy một tuần sau khi ông nói chúng có thể bị hủy - và các nhà đàm phán thương mại cũng đã liên lạc qua điện thoại. "Chúng tôi đang nói chuyện và các nhà đàm phán đang đưa ra những dấu hiệu rất tốt", ông nói, nhưng cảnh báo rằng Hoa Kỳ vẫn có quyền sử dụng "hình thức trả thù cuối cùng". Và trong một bài phát vào cuối ngày thứ Năm, Tổng thống Trump nói rằng Trung Quốc không có lựa chọn nào khác ngoài việc cắt giảm thỏa thuận với Mỹ. "Chúng tôi vừa nói chuyện với họ ngày hôm qua, họ muốn thực hiện một thỏa thuận, họ phải thực hiện một thỏa thuận."
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định Trung Quốc muốn thực hiện một thỏa thuận thương mại
Đến ngày 15 tháng 12, tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ sẽ phải đối mặt với thuế quan cứng rắn của Mỹ và các thị trường đang lo lắng theo dõi các diễn biến của tranh chấp giữa hai nước.
Dấu hiệu Mỹ vẫn là nền kinh tế an toàn hàng đầu
Trung Quốc, nước đang giảm dần việc nắm giữ nợ Kho bạc Hoa Kỳ, lần đầu tiên kể từ tháng 5 năm 2017 không còn là chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ, theo dữ liệu công bố hôm thứ Năm. Nhật Bản chiếm lại vị trí hàng đầu. Thị trường suy đoán rằng một hành động Trung Quốc có thể thực hiện trong cuộc chiến thương mại với Mỹ là nắm giữ ít nợ công Mỹ hơn.
Nhật Bản đã vượt qua Trung Quốc để trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ vào tháng 6, với tỉ lệ nắm giữ ở mức cao nhất trong gần ba năm, Bộ Tài chính Mỹ cho biết hôm 15/8. Số nợ công của Mỹ mà Nhật Bản nắm giữ đã tăng 21,9 tỉ USD vào tháng 6, đạt mức 1,1229 ngàn tỉ USD, theo dữ liệu từ bộ. Nhật Bản đã vượt qua Trung Quốc để trở thành chủ sở hữu lớn nhất của nợ công Mỹ trong hai năm qua.
Trong khi đó, Trung Quốc nắm giữ 1,1125 ngàn tỉ USD nợ công của Mỹ vào tháng 6, tăng nhẹ 2,3 tỉ USD so với tháng trước sau khi sụt giảm trong ba tháng liên tiếp. Trung Quốc có vẻ như đã ít “sốt sắng” hơn trong việc mua nợ công của Mỹ.
Số nợ công Trung Quốc và Nhật Bản nắm giữ kết hợp lại vẫn chiếm hơn 1/3 tổng số nợ công của Mỹ mà nước ngoài nắm giữ trong tháng. Anh là chủ sở hữu nợ công của Mỹ lớn thứ ba. Anh hiện nắm giữ 342,3 tỉ USD, tăng từ mức 323,1 tỉ USD trong tháng trước đó.
Nhìn chung, các chủ nợ nước ngoài của Mỹ sở hữu 6,6363 ngàn tỉ USD nợ công trong tháng 6, tăng 97,2 tỉ USD so với tháng 5, cho thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với việc sở hữu trái phiếu kho bạc và đồng USD bởi đây là "chỗ tránh bão" an toàn.