Theo thông tin từ Sputnik, dự luật tài trợ quốc phòng Mỹ tài khóa 2015 sẽ dừng mua động cơ tên lửa RD-180 do Nga chế tạo trong tương lai.
Dự luật tài trợ quốc phòng Mỹ tài khóa 2015 được hoạt động nhờ kinh phí Bộ Quốc phòng Mỹ dự kiến sẽ được thảo luận và thông qua tại Quốc hội tuần tới trước ngày 11/12.
Trong đó có nêu, Mỹ có thể sẽ không mua động cơ tên lửa được sử dụng để khởi động vệ tinh an ninh quốc gia Mỹ do Nga sản xuất trong tương lai. Tuy nhiên, Mỹ vẫn sẽ tôn trọng hợp đồng hiện tại.
Động cơ tên lửa RD-180do Nga lắp ráp sau RD-170 của Liên Xô
Theo Dự luật tài trợ quốc phòng Mỹ tài khóa 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có thể hủy bỏ hợp đồng nếu không thu lại được ở mức giá công bằng và hợp lý mà không cần sử dụng những động cơ tên lửa do LB Nga thiết kế hoặc sản xuất, mặc dù theo quy định mới, Bộ trưởng quốc phòng không thể gia hạn những hợp đồng về động cơ tên lửa khởi động không gian của Nga thiết kế. Nhưng dự thảo này cũng cho hay, việc hủy bỏ mua động cơ tên lửa do Nga chế tạo vẫn có thể được đưa ra nếu là cần thiết cho các lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.
Trả lời phỏng vấn vào cuối tháng 11, phát ngôn viên của lực lượng không quân Mỹ, Chris Hoyler nói rằng có sự gián đoạn trong việc cung cấp các động cơ tên lửa do Nga sản xuất, được sử dụng để Mỹ đưa vệ tinh quân sự vào không gian. Bên cạnh đó, không quân Mỹ không đề xuất và cũng không nhận được yêu cầu chính thức nào về việc thay thế cho RD-180.
Theo một nghiên cứu, trong kho dự trữ hiện tại với 16 động cơ RD-180 do Nga chế tạo, Hoa Kỳ sẽ có đủ tên lửa để tiếp tục đưa vào không gian cho đến năm 2016. Sau đó, nếu các nguồn cung cấp bị dừng lại, sẽ có sự chậm trễ đáng kể trong khả năng phóng vệ tinh vào không gian an ninh quốc gia.
Vào năm 2000, động cơ tên lửa RD-180do Nga lắp ráp sau RD-170 của Liên Xô được đặt trên tàu Atlas III của Mỹ. Hiện tại, tên lửa RD-180 được đặt trên tàu sân bay Atlas V. Những tên lửa này sẽ được quân đội và vệ tinh tình báo Mỹ bắn vào không gian.