Hôm nay (1/3), cựu Bộ trưởng Nội vụ Muhyiddin Yassin tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Malaysia - chấm dứt một tuần khủng hoảng chính trị tại nước này.
Malaysia đã rơi vào một tuần khủng hoảng chính trị sau sự từ chức bất ngờ của Thủ tướng Mahathir Mohamad, 94 tuổi, hôm thứ Hai, 24/2. Động thái của ông Mahathir đã phá vỡ liên minh với đối thủ cũ Anwar Ibrahim, 72 tuổi, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử bất ngờ vào năm 2018. Mối quan hệ đầy biến động giữa Anwar và Mahathir đã kích hoạt cuộc khủng hoảng hiện tại sau khi Mahathir chống lại áp lực lời hứa chuyển giao quyền lực khi đắc cử hồi năm 2018.
Cuộc tranh đấu giữa các đối thủ cũ, Mahathir, 94 tuổi, và Anwar, 72 tuổi, đã định hình chính trị Malaysia trong nhiều thập kỷ, với những căng thẳng vẫn tồn tại. Malaysia đã rơi vào một tuần khủng hoảng chính trị sau sự từ chức bất ngờ của Thủ tướng Mahathir Mohamad, 94 tuổi, hôm thứ Hai, 24/2. Sau đây là diễn biến của một tuần biến động chính trị của Malaysia.
Cựu Bộ trưởng nội vụ và Thủ tướng được chỉ định của Malaysia - ông Muhyiddin Yassin (đứng giữa)- cầu nguyện với những người ủng hộ ông trước khi tuyên thệ nhậm chức thủ tướng thứ 8, bên ngoài nơi cư trú của ông tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 1 tháng 3 năm 2020.
Ngày 23 tháng 2
Theo các nguồn tin, các chính trị gia của liên minh chính trị thuộc đảng PPBM của Thủ tướng Mahathir Mohamad đã tổ chức các cuộc đàm phán bí mật với một số thành viên của Tổ chức Quốc gia Mã Lai (UMNO) và các nhóm khác tại một khách sạn gần thủ đô Kuala Lumpur về khả năng lập một chính phủ mới loại trừ người kế nhiệm được chỉ định và là đồng minh của Mahathir là Anwar Ibrahim.
Tối hôm đó, ông Anwar nói rằng một số đồng nghiệp từ liên minh đang cố gắng giải tán chính phủ và thành lập một tổ chức mới để chống lại việc đưa Anwar lên làm thủ tướng theo lời hứa khi thành lập liên minh năm 2018.
Ông Mahathir đã tức giận nói rằng ông bị các bộ trưởng thân Anwar gây áp lực tại một cuộc họp của liên minh cầm quyền Malaysia vào ngày 21 tháng 2, buộc ông phải đưa ra một mốc thời gian rõ ràng cho việc bàn giao quyền lực.
Ngày 24 tháng 2
Thủ tướng Mahathir từ chức. Các nguồn tin cho biết ông rất buồn vì những cáo buộc rằng giờ đây ông sẵn sàng làm việc với một nhóm mà ông đã đánh bại trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua cũng như các cáo buộc tham nhũng.
Nhà vua đã tái bổ nhiệm ông làm lãnh đạo lâm thời cho đến khi chọn được người thay thế.
Nội các giải thể.
Việc từ chức đã phá vỡ liên minh Pakatan Harapan (Liên minh Hy vọng). Đảng Đảng Đoàn kết Bản địa Malaysia của Mahathir rút ra khỏi liên minh này.
Ngày 25 tháng 2
Cung điện cho biết Quốc vương Abdullah sẽ gặp tất cả 222 thành viên được bầu của quốc hội trước khi quyết định bước tiếp theo.
Thủ tướng Mahathir đề xuất xây dựng một chính phủ đoàn kết, mời các nhà lập pháp từ khắp các đảng chính trị đối thủ tham gia.
Nhưng Tổ chức Quốc gia Mã Lai (UMNO) - liên minh bị đánh bại bởi liên minh của Mahathir vào năm 2018 - đã kêu gọi bầu cử và bác bỏ ý tưởng của ông về một liên minh lớn.
Ngày 26 tháng 2
Trong những bình luận đầu tiên kể từ khi từ chức, Thủ tướng Mahathir xin lỗi vì sự hỗn loạn chính trị do quyết định của ông gây ra.
Nhà lãnh đạo kỳ cựu nói rằng ông sẽ trở lại làm thủ tướng toàn thời gian nếu ông có sự hỗ trợ của quốc hội và ông muốn thành lập một chính phủ không liên kết với bất kỳ đảng chính trị nào.
Phó Thủ tướng Anwar phản đối. Ba đảng trong liên minh cầm quyền trước đây đã đề cử ông làm ứng cử viên thủ tướng của họ, tạo tiền đề cho một cuộc đối đầu tiềm năng giữa các đối thủ chính trị cũ.
Ngày 27 tháng 2
Thủ tướng Mahathir gặp nhà vua và sau đó tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng quyết định của nhà vua là kêu gọi một phiên họp quốc hội đặc biệt vào ngày 2 tháng 3 để xem ai có đa số ủng hộ để trở thành thủ tướng. Thủ tướng Mahathir nói rằng sẽ tổ chức một cuộc bầu cử ngay lập tức nếu không ai nhận được sự ủng hộ của đa số.
Ngay lập tức ý kiến của ông Mahathir và tính hợp hiến của quá trình ông mô tả vấp phải sự nghi ngờ từ nhiều phía.
Nhóm lãnh đạo Anwar nói rằng lời kêu gọi một phiên họp quốc hội để bầu một thủ tướng mới là một thách thức đối với quyền lực của quốc vương.
Cung điện không đưa ra bình luận gì.
Ngày 28 tháng 2
Chủ tịch Quốc hội bác bỏ yêu cầu tổ chức phiên họp đặc biệt vào ngày 2 tháng 3 của Thủ tướng Mahathir do không nhận được chỉ thị từ nhà vua.
Sau khi nhà vua gặp tất cả các nhà lập pháp, cung điện nói rằng quốc vương tin rằng không có nghị sĩ nào có sự ủng hộ đa số để thành lập một chính phủ mới.
Cung điện nói rằng sẽ không có phiên họp quốc hội đặc biệt nào được tổ chức nhưng quốc hội sẽ tiếp tục tham gia với các nhà lãnh đạo chính trị để xem liệu có ai có thể nhận được đa số ủng hộ để lên làm thủ tướng hay không.
Đảng Đảng Đoàn kết Bản địa Malaysia của Mahathir đề cử cựu Bộ trưởng Gia đình Muhyiddin Yassin làm ứng cử viên thủ tướng. UMNO và Đảng Hồi giáo Malaysia PAS thề sẽ ủng hộ ông.
Ngày 29 tháng 2
Thủ tướng Mahathir nói rằng ông sẽ thay mặt cho liên minh cầm quyền cũ, Liên minh Hy vọng, và ông tự tin rằng mình có những cơ sở cần thiết để thu hút sự ủng hộ của đa số.
Mahathir và Anwar lại là đồng minh.
Vào buổi chiều, nhà vua đề cử cựu Bộ trưởng Nội vụ Muhyiddin Yassin làm thủ tướng tiếp theo của Malaysia, với lý do ông có thể có sự ủng hộ đa số giữa các nhà lập pháp trong quốc hội. Cung điện cho biết Muhyiddin sẽ tuyên thệ vào sáng hôm sau.
Ông Muhyiddin, 72 tuổi, nói rằng ông hy vọng người Malaysia sẽ chấp nhận quyết định của cung điện. Ông cũng nhận được sự ủng hộ của UMNO và Đảng Hồi giáo Malaysia (PAS), những tổ chức đã bị đánh bại trong cuộc bầu cử năm 2018.
Đến đêm hôm đó, Anwar nói Liên minh Hy vọng chiếm đa số trong quốc hội với 114 nhà lập pháp ủng hộ Mahathir làm ứng cử viên. Mahathir nói rằng đã có kế hoạch thông báo cho nhà vua trong một lá thư trình bày về sự hỗ trợ mà ông có.
Khoảng 200 người tụ tập vào đêm khuya ở trung tâm thủ đô Kuala Lămpơ để phản đối một chính phủ Hồi giáo được thành lập, bất chấp cảnh báo của cảnh sát rằng cuộc biểu tình là bất hợp pháp.
Ngày 1 tháng 3
Ông Muhyiddin Yassin tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng thứ 8 của Malaysia bất chấp cáo buộc của ông Mahathir rằng ông đã có âm mưu trong một thời gian dài để lên nắm quyền.