Phóng sự - Ghi chép

Làng nón ngựa “đặc biệt” hơn 300 năm tuổi tại Bình Định

Đức Hồ 03/07/2024 - 05:47

Làng nón ngựa Phú Gia (thuộc làng Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát) có tuổi đời hơn 300 năm, là niềm tự hào của người Bình Định.

Những bậc cao niên ở làng Phú Gia kể, cách đây hơn 300 năm, từ thời vua Quang Trung, chiếc nón làm nên bởi đôi bàn tay tài hoa của người thợ làng nghề Phú Gia từng gắn bó với nghĩa quân Tây Sơn thần tốc tiến quân ra Bắc.

Sở dĩ dân gian gọi nón ngựa trước hết bởi nó dẻo dai, bền bỉ như loài ngựa, đặc biệt chỉ thường thấy quan binh đội khi cưỡi ngựa hoặc những người có địa vị cao trong xã hội lúc bấy giờ dùng. Nhìn vào nón của người đội thì sẽ phân biệt được thứ bậc quan, quân.

0a93c4e5-6698-48e1-9b9c-b88b762aec24.jpeg
Nhiều bạn nhỏ tập trang trí và học hỏi cách làm nón.

Nón của vua quan, ngoài nét hoa văn rất tinh xảo, trên chóp được chụp bằng đồng hoặc bạc và chạm trổ hình rồng, phượng.

Với người dân Bình Định, thuở xưa, nón ngựa còn được dùng làm tín vật giữa nhà trai và nhà gái trong ngày hôn lễ. Nhà trai dù giàu hay nghèo, trong ngày cưới, bắt buộc phải sắm cho được cặp nón ngựa mới được rước dâu. Sau ngày thành thân, cặp nón đó ý nghĩa che nắng, che mưa suốt một đời kết duyên phu thê.

Ngày nay, du khách gần xa thích mua nón ngựa về làm lưu niệm, trưng bày trong nhà như dấu ấn một nét đẹp văn hóa cổ xưa.

bc3265cb-30e0-4631-a1f8-9bc56b01b7d8.jpeg
Nghệ nhân Đỗ Văn Lan (72 tuổi, ở thôn Phú Gia, xã Cát Tường).

Không giống nón lá thông thường, nón ngựa Phú Gia được kết cấu rất đặc biệt, vô cùng bền chắc, không mối mọt, có tuổi thọ đến hàng chục năm.

Gia đình ông Đỗ Văn Lan (72 tuổi, ở thôn Phú Gia, xã Cát Tường) - Nghệ nhân làm nón ngựa độc đáo của làng có thâm niên gần 60 năm tỉ mẩn chuốt nón với từng đường kim, mũi chỉ. Hiện vợ chồng ông vẫn giữ lửa nghề và truyền trao cho con gái, con dâu, cả những người làng đam mê nghề truyền thống.

70ebfa7d-e531-4b5f-ac8d-dc471c353f81.jpeg
Hiện nay làng nón ngựa Phú Gia chỉ còn vài hộ gia đình, tự làm hết các công đoạn để hoàn thiện chiếc nón ngựa. Các hộ dân còn lại chỉ nhận gia công theo từng công đoạn để hình thành nên chiếc nón ngựa.

Theo ông Đặng Văn Lan, một cái nón lúc hoàn chỉnh phải trải qua 10 bước: tạo sườn mê, thắt nang sườn, thêu hoa văn trên sườn, lợp lá chằm chỉ.

Trung bình một người làm xong cái nón phải mất từ hơn tháng. Nón này phải làm bằng cây giang (từ Phú Yên) để tăng độ dẻo dai, chứ không làm bằng tre.

7e25a923-4a0d-460d-80b8-7ba046045b2e.jpeg
Ngày nay, du khách gần xa thích mua nón ngựa về làm lưu niệm, trưng bày.

Hiện nay, làng nón ngựa Phú Gia chỉ còn vài hộ gia đình, tự làm hết các công đoạn để hoàn thiện chiếc nón ngựa. Các hộ dân còn lại chỉ nhận gia công theo từng công đoạn để hình thành nên chiếc nón ngựa.

Làm nghề này rất nhọc công. Nặng nhất là phải phơi từng lá kè, sau đó ngồi lấy một tấm sắt đặt lên bếp lửa rồi cầm miếng vải ép xuống và vuốt thẳng từng sợi lá.

d65eeb76-f984-4566-9b69-65ce9df1c4e6.jpeg
Người thợ phải vuốt thẳng lá kè non (lá cọ) được mang từ trên núi về.

Để có chiếc nón ngựa Phú Gia phải dày công và tỉ mẩn, nón phải được kết bằng những vành từ cây giang, cây tre cật, cây lồ ô, chuốt nhỏ như tăm, đan thành 3 lớp mê sườn và vành nón.

Tiếp theo, người thợ phải vuốt thẳng lá kè non (lá cọ) được mang từ trên núi về. Đây là công đoạn khó và cực nhất trong 10 công đoạn làm nón ngựa Phú Gia. Muốn vuốt thẳng lá kè non, người thợ làng nón phải dùng một bọc vải chứa cát bên trong, xòe lá kè trên miếng gang nóng rồi vuốt nhẹ để “ủi” cho lá trắng, thẳng, láng, đều. Sau đó, từng lớp lá sẽ được lợp lên sườn nón, từng đường kim mũi chỉ sẽ khâu lại cho chắc, cho căng và phẳng.

9632c186-ed6e-4d8b-8a4d-24cfc9526b87.jpeg
Một cái nón lúc hoàn chỉnh phải trải qua 10 bước: tạo sườn mê, thắt nang sườn, thêu hoa văn trên sườn, lợp lá chằm chỉ.

Lá kè sẽ được gộp lại một đầu thành từng phần. Mỗi nón được lợp từ 18 - 19 phần lá gộp. Nón ngựa có 12 vành là loại nón nhỏ, loại ngày xưa làm cho nghĩa quân Tây Sơn. Ngày nay người ta chuộng loại nón lớn 16 vành, có độ che phủ lớn.

Điểm đặc trưng của nón ngựa là được khâu bằng những mũi chỉ tàu (loại chỉ được lấy từ các sợi gân của vỏ cây trên núi) trắng muốt, đều đặn. Mê sườn được thêu hoa văn bởi những sợi chỉ ngũ sắc.

815fd6be-60fe-4ff6-a745-b29b83da0d40.jpeg
Người dân mong Nhà nước quan tâm để giữ gìn, phát triển nghề này vì đó là công sức của cha ông ta để lại.

Trên đỉnh nón được gắn chụp bạc hoặc đồi mồi có chạm trổ long, ly, qui, phụng. Quai nón được làm bằng những dải lụa đỏ hoặc xanh, chỗ dưới cằm có chỏm tua.

Bà Nguyễn Thị Tâm (ở làng Phú Gia) cho hay, người dân trong làng rất vui mừng vì làng nghề truyền thống chằm nón ngựa Phú Gia được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

e54d6c96-e758-4733-967c-a7fde0422f90.jpeg
Từng lá kè non được chọn lựa kỹ càng.

“Tôi rất mong Nhà nước quan tâm để giữ gìn, phát triển nghề này vì đó là công sức của cha ông ta để lại", bà Tâm chia sẻ.

Theo Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định, trong các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Định được đưa vào danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể, làng nón ngựa Phú Gia chiếm một vị trí khá quan trọng.

be011468-01be-4519-81ac-9c937858d497.jpeg
Nón phải được kết bằng những vành từ cây giang, cây tre cật, cây lồ ô, chuốt nhỏ như tăm, đan thành 3 lớp mê sườn và vành nón.

"Từ lâu, người dân Bình Định rất tự hào về hình ảnh chiếc nón ngựa nổi tiếng trong Nam ngoài Bắc. Xét trên bình diện lịch sử, từ thời hoàng đế Quang Trung, nón đã gắn liền với đội quân thần tốc Tây Sơn.

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, chiếc nón không chỉ dùng để đội đầu che mưa, che nắng, mà còn là món hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, là hình ảnh chiếc nón ngựa mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống người Bình Định", ông Tạ Xuân Chánh - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định cho hay.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Làng nón ngựa “đặc biệt” hơn 300 năm tuổi tại Bình Định