Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Ma trận đề thi môn Lịch sử sẽ được phân bố như thế nào?

Đặng Hà| 25/12/2018 17:11
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Môn Lịch sử làm cho nhiều học sinh lúng túng khi nhớ các sự kiện đặc biệt. Làm thế nào để không nhầm lẫn các sự kiện, không bỏ sót kiến thức học là vấn đề mà nhiều học sinh lớp 12 quan tâm hiện nay.

Để hỗ trợ các thí sinh ôn tập tốt, nhiều giáo viên đã phân tích ma trận đề thi tham khảo kỳ thi THTP quốc gia năm 2019. Cụ thể, theo như phân tích của nhóm giáo viên môn Lịch sử Hệ thống HOCMAI, lượng kiến thức phân bổ theo phạm vi đề thi tham khảo kỳ thi THPT quốc gia 2019 gồm: Lịch sử 11: 5 câu: 12,5 %; Lịch sử 12 : 35 câu : 87,5%

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Ma trận đề thi môn Lịch sử sẽ được phân bố như thế nào?

Theo đó, Lịch sử thế giới gồm 6 chuyên đề: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917; Công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 -1941);  Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Liên bang Nga (1991 -2000); Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản; Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh; Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh.

Lịch sử Việt Nam: bao gồm 6 chuyên đề: Việt Nam từ 1858 – 1918; Việt Nam từ năm 1919 đến 1930. Việt Nam từ năm 1930 đến 1945; Việt Nam từ năm 1945 đến 1954; Việt Nam từ năm 1954 đến 1975; Việt Nam từ năm 1975 đến 2000.

Số lượng câu hỏi dàn đều ở các chuyên đề và tập trung vào các chuyên đề trọng tâm: Các nước Á – Phi – Mĩ La-tinh 1945 - 2000 ( 4 câu); Việt Nam từ năm 1930 – 1945 (7 câu); Việt Nam từ năm 1954 đến 1975 (8 câu).

Đề thi vẫn chú trọng nhiều hơn vào phần Lịch sử Việt Nam nhưng dồn trọng tâm vào giai đoạn 1858 – 1918 (phần lớp 11) và giai đoạn 1930 – 1975 (phần lớp 12). Các chuyên đề trong từng phần có sự phân bố câu hỏi khá đồng đều, sự chênh lệch chỉ 1 – 2 câu, tránh tình trạng học sinh "học tủ".

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Ma trận đề thi môn Lịch sử sẽ được phân bố như thế nào?

Ảnh minh họa.

Về  cấp độ nhận thức của các câu hỏi: Câu hỏi nhận biết – thông hiểu: 25 câu; Câu hỏi vận dụng: 7 câu; Câu hỏi vận dụng cao: 8 câu.

Với đề thi tham khảo năm 2019, học sinh nắm chắc kiến thức sách giao khoa thì có thể đạt được 6 - 7 điểm, để đạt điểm 9-10 thì cần khả năng vận dụng và tổng hợp kiến thức ở mức độ cao hơn.

Đây là chuyên đề có số lượng câu hỏi khá khiêm tốn, nhưng đồng thời cũng là chuyên đề thường có nhiều câu hỏi mang tính vận dụng và liên hệ ở mức độ cao, vì nội dung gần nhất với hiện tại. Tuy nhiên, trong đề thi này, chỉ có một câu hỏi ở mức độ nhận biết yêu cầu học sinh nắm được một khía cạnh thành tựu của công cuộc đổi mới ở nước ta.

Đề tham khảo 2019 được đánh giá là khá an toàn so với đề thi THPT quốc gia 2018. Điều này thể hiện ở tỉ lệ câu hỏi lớp 11 đưa vào đề thi chỉ chiếm 12,5%, không có kiến thức lớp 10 như thông tin trước đó. Ngoài ra, tỉ lệ câu hỏi vận dụng cao cũng giảm hẳn so với năm 2018 chỉ chiếm 8 câu( 20%) (Đề thi THPT quốc gia 2018 chiếm 12 câu vận dụng cao). Các câu hỏi trải đều ở các chuyên đề lớp 12, ở lớp 11 chủ yếu tập trung vào phần lịch sử Việt Nam.

Tương tự như đề thi THPT quốc gia  năm 2018, đề thi vẫn bám sát nội dung sách giáo khoa Lịch sử 11 và 12. Tuy nhiên, để đạt được điểm cao, ngoài việc nắm chắc kiến thức sách giáo khoa, học sinh còn cần phải có năng lực phân tích, đánh gia và khái quát kiến thức cao.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Ma trận đề thi môn Lịch sử sẽ được phân bố như thế nào?