Tin nhanh

Khoảnh khắc "Tắt đèn - Bật tương lai" trên thế giới trong Giờ Trái đất 2023

Bạch Dương 26/03/2023 08:16

Giờ Trái đất năm 2023 diễn ra vào thứ Bảy, ngày 25/3. Hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất năm nay, nhiều thành phố lớn trên thế giới đã đồng loạt tắt bớt đèn chiếu sáng tại những địa danh nổi tiếng.

Giờ Trái đất (Earth Hour) là một sự kiện quốc tế hằng năm, được phát động bởi Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) và các đối tác của quỹ này tại Sydney, Australia vào năm 2007.

Sáng kiến khuyến nghị các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong vòng 60 phút (từ 20h30 đến 21h30 (theo giờ địa phương), vào ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 3 hàng năm.

Logo của chương trình được xây dựng từ nền bản đồ địa cầu, cắt bởi số 60 là con số phút kêu gọi tắt điện. Hiện nay, logo của Giờ Trái đất được thêm dấu "+" sau số 60 (60+) với ý nghĩa Giờ Trái đất không chỉ dừng lại ở 60 phút mà còn hơn thế nữa.

Theo WWF, tắt đèn là một biện pháp tượng trưng để nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu.

Mục đích của sự kiện này nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng và vì vậy làm giảm lượng khí thải dioxide cacbon, một khí gây ra hiệu ứng nhà kính và nhằm đánh động sự chú ý của mọi người với ý thức bảo vệ môi trường.

Việc này cũng giúp làm giảm ô nhiễm ánh sáng, và trong năm 2008, sự kiện này cũng trùng khớp với thời gian bắt đầu của Tuần lễ Quốc gia về Bầu trời tối (National Dark Sky Week) ở Mỹ.

Trang web Giờ Trái đất chỉ ra rằng, hành tinh đang trên đà nóng lên hơn 1,5 độ C. Tình trạng này có nguy cơ gây ra sự suy thoái môi trường không thể đảo ngược và biến đổi khí hậu nhanh chóng sẽ ảnh hưởng đến tất cả các nước và nền kinh tế trên thế giới.

Giờ Trái đất năm 2023 diễn ra vào thứ Bảy, ngày 25/3. Hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất năm nay, nhiều thành phố lớn trên thế giới đã đồng loạt tắt bớt đèn chiếu sáng tại những địa danh nổi tiếng.

tatden1.jpg
Đài quan sát Siêu cây (Supertree Grove) tại Gardens by the Bay ở Singapore trước và sau khi tắt đèn để đánh dấu Giờ Trái đất. Ảnh: Reuters
tatden2.jpg
Nhà hát Sydney Opera House trước và trong thời gian tắt đèn ngày 25/3. Ảnh: Reuters
tatden3.jpg
Cầu cảng Sydney. Ảnh: AFP
tatden4.jpg
Tháp Namsan Seoul tại thủ đô Hàn Quốc. Ảnh: AFP
tatden5.jpg
Tòa trụ sở Hội đồng Thành phố Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP
tatden6.jpg
Đài tưởng niệm Quezon, Philippines. Ảnh: AFP
tatden7.jpg
Chùa Bình Minh trước và trong Giờ Trái Đất, ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters
tatden8.jpg
Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc). Ảnh: Reuters
tatden9.jpg
Tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AFPNga giải thích lý do không tham gia Giờ Trái Đất

Nga đã tham gia Giờ Trái Đất từ năm 2013. Tuy nhiên năm nay, Nga thông báo không tham gia sáng kiến này.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov xác nhận rằng, động thái này có liên quan đến việc WWF bị coi là đại diện nước ngoài ở Nga vào hồi đầu tháng 3 vừa qua.

WWF đã cho biết, họ sẽ kháng cáo quyết định của Bộ Tư pháp Nga tại Tòa án. WWF cũng khẳng định rằng, mục tiêu chính của mình là bảo tồn đa dạng sinh học hài hòa giữa con người và thiên nhiên. WWF tuyên bố sẽ tiếp tục các hoạt động nhằm bảo tồn các loài và thiên nhiên có nguy cơ tuyệt chủng ở Nga.

Thay vào đó, một nhóm nhà sinh thái học Nga có tên là “Đội tuần tra xanh” đã kêu gọi chính quyền Nga, các doanh nhân và người dân bình thường tham gia hành động thay thế Giờ Trái Đất. Sáng kiến “Giúp đỡ Hành tinh” do nhóm này khởi xướng diễn ra vào Bảy ngày 25/3.

Nhóm này cho rằng, phong trào mới sẽ cho thấy Nga vẫn sẵn sàng giúp đỡ Trái Đất và sử dụng các nguồn tài nguyên một cách cẩn thận. Tuy nhiên, các quan chức Nga cho đến nay vẫn chưa có phản ứng gì với sáng kiến này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khoảnh khắc "Tắt đèn - Bật tương lai" trên thế giới trong Giờ Trái đất 2023