Hứa Thị Phấn chiếm đoạt 5.256 tỉ của ngân hàng và đẩy dư nợ cho Phương Trang

LÊ HUỲNH LÊ| 03/05/2018 13:27
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Cơ quan điều tra xác định bà Hứa Thị Phấn lợi dụng việc nắm giữ 84,92% vốn điều lệ đã lũng đoạn mọi hoạt động đầu tư, tín dụng và thu – chi tiền mặt, gây thiệt hại cho Ngân hàng Đại tín 6.362 tỉ đồng, trong đó có hành vi hạch toán thu khống 5.256 tỉ đồng.

Theo kết quả điều tra, bà Hứa Thị Phấn đã thâu tóm toàn bộ HĐQT, Ban điều hành và cán bộ, nhân viên 2 chi nhánh Sài Gòn và Lam Giang của Ngân hàng Đại Tín. Trợ thủ đắc lực giúp bà Phấn thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật là Bùi Thị Kim Loan – kế toán Công ty Phú Mỹ. Với vai trò giúp việc cho bà Phấn, Loan đã chỉ đạo một số cán bộ, nhân viên phòng kế toán và ngân quỹ của 2 chi nhánh trên thu – chi khống, không dùng tiền mặt khi khách hàng không đến ngân hàng thực hiện giao dịch, rồi hạch toán khống trên hệ thống SmartBank, sau đó mới lấy chữ ký của khách hàng để hoàn thiện thủ tục. Bằng những thủ thuật này, Loan đã giúp bà Phấn thu khống và sử dụng bất hợp pháp số tiền 5.256 tỉ đồng.

Hứa Thị Phấn chiếm đoạt 5.256 tỉ của ngân hàng và đẩy dư nợ cho Phương Trang

Bà Hứa Thị Phấn

Từ số liệu do Ngân hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam (sau đây gọi là NH Xây Dựng, tiền thân của NH Đại Tín) cung cấp, từ ngày 26/5/2010 đến ngày 12/2/2012, NH Đại Tín chi nhánh Sài Gòn và chi nhánh Lam Giang đã giải ngân cho Công ty Cổ phần Đầu tư Phương Trang cùng 18 công ty và 22 cá nhân có quan hệ hợp tác (sau đây gọi tắt là Công ty Phương Trang), tổng cộng 82 khoản vay và một khoản phát hành trái phiếu, với tổng số tiền trên sổ sách là 16.486 tỉ đồng. Sau khi tất toán 36 khoản vay, tính đến ngày 15/11/2017, Công ty Phương Trang còn dư nợ 25.941 tỉ đồng, bao gồm dư nợ gốc 9.437 tỉ đồng và dư nợ lãi 16.504 tỉ đồng.

Thực tế, theo Cáo trạng của VKSNDTC, đối với khoản vay của Công ty Phương Trang, trong tổng số 16.486 tỉ đồng NH Đại Tín giải ngân trên sổ sách đối với 82 khoản vay và 1 khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp, từ trước tới nay, Công ty Phương Trang chỉ thực nhận được 3.936 tỉ đồng.

Vậy số còn lại hơn 5.000 tỉ đồng so với dư nợ gốc đi đâu?

Trước việc bị ghi “nợ khống” trên, năm 2012, Công ty Phương Trang đã tố cáo bà Phấn và NH Đại Tín lợi dụng việc Công ty Phương Trang có nhiều bất động sản và động sản, có nhu cầu cần vay tiền để đầu tư kinh doanh nên bà Phấn đã buộc phía Công ty Phương Trang phải ký trước hồ sơ vay, chứng từ giải ngân và chứng từ nhận tiền mặt, khi phê duyệt hồ sơ vay không thông báo cho Công ty Phương Trang. Lợi dụng những hồ sơ vay công ty Phương Trang đã ký trước (nhưng chỉ giải ngân cho vay một phần hoặc có hồ sơ vay không giải ngân đồng nào), bà Phấn đã rút tiền của NH Đại Tín để sử dụng, đẩy dư nợ cho Phương Trang, gây thiệt hại cho NH Đại Tín.

Cơ quan điều tra Bộ Công an (CQĐT) đã tiến hành điều tra, xác minh toàn bộ các khoản vay có liên quan đến dư nợ của công ty Phương Trang tại NH Đại Tín (sau là Ngân hàng VNCB, nay là Ngân hàng CB); tiến hành truy ngược dòng tiền để xác định bản chất của các hoạt động cho vay, giải ngân, thu nợ… trong quan hệ tín dụng giữa Công ty Phương Trang với NH Đại Tín.

Trên cơ sở hồ sơ, sổ sách chứng từ lưu trữ tại ngân hàng; lời khai, tường trình của 14 bị can là cán bộ, nhân viên NH Đại Tín; lời khai của các đối tượng có liên quan và các tài liệu, chứng từ khác, CQĐT xác định: Trong lúc NH Đại Tín gặp khó khăn về thanh khoản với quỹ tiền mặt trung bình chỉ 20 tỉ đồng, không đủ để giải ngân, bà Phấn đã chỉ đạo thu – chi khống tiền mặt, sau đó thực hiện hạch toán khống trên hệ thống SmartBank; giải ngân các khoản vay của các công ty và cá nhân thuộc Công ty Phương Trang; không chuyển tiền hoặc chuyển tiền không đủ cho Nhóm Phương Trang; sau đó mới lấy chữ ký khách hàng để hoàn thiện thủ tục.

Các chứng từ thu khống để tạo nguồn gồm: Thu tất toán khoản vay, thu lãi các khoản vay của Nhóm Phú Mỹ, các khoản vay của Công ty Phương Trang mà Nhóm Phú Mỹ sử dụng, nộp tiền vào tài khoản của các công ty và cá nhân thuộc Nhóm Phú Mỹ; sau đó lập chứng từ chi khống tiền giải ngân các khoản vay của Công ty Phương Trang để cấn trừ.

Với các phương thức và thủ đoạn như trên, trong thời gian từ tháng 5/2010 đến tháng 2/2012, bà Phấn thông qua bị can Loan đã chỉ đạo lập chứng từ thu khống cho Nhóm Phú Mỹ của bà Phấn 5.256 tỉ đồng rồi hạch toán trên hệ thống SmartBank; sau đó lợi dụng việc Công ty Phương Trang ký trước hồ sơ vay, chứng từ giải ngân và chứng từ rút tiền mặt; chi khống tiền giải ngân các khoản vay của Công ty Phương Trang (không chuyển tiền hoặc chuyển tiền không đủ cho Công ty Phương Trang), cấn trừ với các chứng từ thu khống 5.256 tỉ đồng trên, để không làm chênh lệch tồn quỹ tiền mặt thực tế so với số liệu tiền mặt trên sổ sách hạch toán, nhằm

Theo dự kiến, ngày 8/5, TAND TP HCM sẽ đưa ra xét xử vụ án Hứa Thị Phấn và 27 bị can trong vụ án Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm qui định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại NH Đại Tín.

che giấu hành vi phạm tội. Bà Phấn đã lấy toàn bộ số tiền 5.256 tỉ đồng để sử dụng cá nhân và đẩy dư nợ cho Công ty Phương Trang.

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hứa Thị Phấn chiếm đoạt 5.256 tỉ của ngân hàng và đẩy dư nợ cho Phương Trang