Hội nghị An ninh Munich 2020: Mâu thuẫn xen kẽ đồng thuận

Trâm Anh| 20/02/2020 06:42
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Hội nghị an ninh Munich 2020 (MSC 2020) cuối tuần qua đã thể hiện rõ sự hợp tác, đối đầu trên chính trường thế giới hiện nay. Đó là nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các thách thức an ninh và sự cạnh tranh, đối đầu giữa các cường quốc.

Hội nghị An ninh Munich 2020: Mâu thuẫn xen kẽ đồng thuận

Kết thúc MSC 2020, các quốc gia cũng đã đạt được một số đồng thuận, trong đó, đồng thuận đầu tiên là về số phận Libya.

MSC 2020 với sự tham dự của 40 nguyên thủ quốc gia cùng 100 đại diện ngoại giao và quốc phòng được kỳ vọng là cơ hội để các bên cùng đối thoại và tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, tìm biện pháp giảm đối đầu và căng thẳng. Tuy nhiên, mục tiêu này đã phải đối mặt với nhiều thách thức, khi vai trò, tầm ảnh hưởng và tính gắn kết của các quốc gia phương Tây đang trên đà suy giảm vì nhiều lý do khác nhau, đặc biệt là chính sách của Mỹ.

Kết thúc MSC 2020, các quốc gia cũng đã đạt được một số đồng thuận, trong đó, đồng thuận đầu tiên là về số phận Libya.

Nhiều quan chức cấp cao các bên liên quan khẳng định sẽ tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn đã ký và tìm kiếm giải pháp chính trị, khôi phục hòa bình ở Tripoli. Trước đó, ngày 12/2, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã ủng hộ kết quả đạt được tại Thượng đỉnh Berlin về Libya và thông qua lộ trình 55 điểm về kết thúc chiến sự tại quốc gia Bắc Phi. Đây là hai bước tiến đáng ghi nhận nhằm vãn hồi hòa bình ở Libya.

Đồng thuận thứ hai là việc đối phó các thách thức an ninh phi truyền thống mới nổi, đặc biệt là dịch viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 đang được quan tâm. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã trình bày những nỗ lực và kêu gọi sự giúp đỡ của các quốc gia khác trong viêc dập tắt dịch. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng đề nghị lãnh đạo các quốc gia không chính trị hóa dịch bệnh và chặn đứng hành vi phân biệt đối xử với người châu Á đang diễn ra tại một số điểm dịch.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cũng là điểm sáng dù không được quan tâm tại MSC 2020. Tuy nhiên, các bên vẫn nhất trí rằng biến đổi khí hậu là mối nguy cấp số nhân, làm trầm trọng hóa các vấn đề an ninh phi truyền thống khác như di cư hàng loạt, khủng bố, dịch bệnh, tác động tiêu cực tới ổn định toàn cầu.

Cùng với những đồng thuận đó, vẫn còn có những mâu thuẫn về quan điểm sâu sắc giữa Mỹ và Trung Quốc, EU. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nhấn mạnh rằng cộng đồng quốc tế cần cảnh giác trước thách thức từ Trung Quốc. Theo ông, Trung Quốc cần tuân thủ quy tắc quốc tế trước khi tăng cường “sức mạnh kinh tế, quân sự và ngoại giao” và nếu không thay đổi, thì Mỹ và cộng đồng quốc tế sẽ ưu tiên bảo vệ quy tắc, trật tự quốc tế. Ngay lập tức, người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị phủ nhận cáo buộc này là “không đúng sự thực, không dựa trên bằng chứng hay thực tế nào”.

Căng thẳng không kém là quan hệ Mỹ và EU. Sau khi Ngoại trưởng Mike Pompeo trấn an EU về tư tưởng “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump, Mỹ và các đồng minh châu Âu “đang cùng nhau chiến thắng”, ngày 15/2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phản pháo, cho rằng “phương Tây đang suy yếu” vì “chính sách rút về, cân nhắc lại mối quan hệ Mỹ - EU”.

Những hợp tác và đối đầu được thể hiện rõ trong Hội nghị An ninh Munich này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới toàn cầu. Điều đó đòi hỏi các quốc gia phải có sự nỗ lực để có thể vượt qua bất đồng, mở rộng hợp tác để tồn tại và phát triển.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hội nghị An ninh Munich 2020: Mâu thuẫn xen kẽ đồng thuận