Thành phố Thủ Đức (sáp nhập từ quận 2, 9 và Thủ Đức) rộng khoảng 211 km2, dân số hơn một triệu người. Thành phố này được quy hoạch là hạt nhân dẫn đầu, thúc đẩy TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ phát triển.
Sau khi thành lập, thành phố Thủ Đức sẽ là mô hình "thành phố trong TP" đầu tiên ở Việt Nam, gồm 34 phường
Theo quy hoạch, thành phố Thủ Đức bao gồm 8 trung tâm: Trung tâm Khởi nghiệp và Sáng tạo, Trung tâm Đại học và Khoa học công nghệ, Trung tâm Sản xuất ứng dụng công nghệ cao, Trung tâm Công nghệ sinh thái, Trung tâm giao thông kết nối vùng Đông Nam Bộ và cảng Cát Lái, Trung tâm Tài chính khu đô thị Thủ Thiêm, Trung tâm thể thao sức khoẻ Rạch Chiếc và Khu đô thị Trường Thọ.
Khu Trung tâm tài chính Thủ Thiêm được kỳ vọng sẽ trở thành nơi phát triển hàng đầu Châu Á.
Hạ tầng giao thông và xã hội phát triển là thế mạnh của thành phố Thủ Đức
Tính kết nối và tương tác cao là 'động lực' cho thành phố Thủ Đức phát triển
Bến xe miền Đông mới vừa đi vào hoạt động, bên cạnh tuyến Metro số 1 đang gấp rút hoàn thành là công đoạn cuối giúp giao thông thành phố Thủ Đức thuận lợi hơn.
Xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1 dài 15,7 km đang được mở rộng 12-16 làn xe, tổng vốn hơn 4.900 tỷ đồng, hiện hoàn thành khoảng 80%. Đây là trục huyết mạch kết nối thành phố Thủ Đức với trung tâm TP.HCM và Đồng Nai, Bình Dương.
Tuyến đường sau khi mở rộng tăng năng lực chuyên chở hàng hoá qua các khu cảng và kết nối trực tiếp với Metro số 1, bến xe Miền Đông mới cùng các tuyến vành đai.
Cảng Trường Thọ, Long Bình, Cát Lái là 3 nơi quan trọng tập kết và vận chuyển hàng hoá từ thành phố Thủ Đức đi các nơi
Đường Phạm Văn Đồng, tuyến đường huyết mạch quan trọng của thành phố Thủ Đức
Thành phố Thủ Đức sau khi thành lập được kỳ vọng đóng góp 30% GRDP TPHCM và 7% GDP cả nước.