Google vừa tung ra Google Doodle - biểu tượng đặc biệt (thay thế tạm thời cho biểu tượng trên trang chủ của Google) để chào mừng Ngày Phở Việt Nam, kỷ niệm vào 12/12.
Khi nhấp vào hình ảnh động của một tô phở, người dùng có thể thấy liên kết dẫn đến các trang chứa thông tin về một món ăn đặc trưng của Việt Nam. Có ghi nhận rằng món ăn này đã trở nên phổ biến được ưa chuộng rộng rãi trên toàn thế giới.
Trên trang web của mình, Google cũng nói về Doodle ngày hôm nay. "Doodle hôm nay là phở, món ăn quốc gia của Việt Nam. Đó là một món gồm nước dùng mặn, bánh phở mềm, rau thơm và thịt thái mỏng. Điều làm nên sự khác biệt của phở là quá trình nấu ăn mà người đầu bếp đặt cả cái tâm của mình vào trong đó, để tạo nên hương vị đa dạng, nước dùng trong. Theo truyền thống, phở là một món ăn sáng, được bày bán trong các hàng quán vỉa hè. Ngày nay, phở được ăn trên toàn thế giới, với nhiều biến thể như phở trộn, phở cuốn...".
Cũng theo chia sẻ từ Google, hình ảnh tượng trưng của món phở chúng ta nhìn thấy trên trang chủ ngày hôm nay do nghệ sĩ khách mời Lucia Phạm, sống tại Hà Nội, minh họa. Trước đó Google cũng đã tôn vinh ẩm thực Việt bằng Doodle bánh mì vào năm 2020 .
Báo Tuổi Trẻ đã chọn ngày 12/12 (từ năm 2018) là Ngày của Phở và cũng thường tổ chức các sự kiện tôn vinh món ăn này.
Đây không phải là lần đầu tiên Google tung ra Google Doodle theo chủ đề ẩm thực Việt Nam. Chẳng hạn hồi tháng 3/2020, công ty đã phát hành một biểu tượng đặc biệt dành cho món bánh mì kẹp nổi tiếng của Việt Nam.
Mốc kỷ niệm lần thứ năm trong lịch sử của món ăn đặc sắc Việt Nam được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Lễ hội Ngày Phở lần trước diễn ra tại thủ đô Hà Nội.
Ngày nay không hề khó khăn gì để tìm thấy món Phở ở bất kỳ đất nước nào trên thế giới có người Việt sinh sống. Phở không chỉ tượng trưng cho ẩm thực Việt Nam, mà còn hàm chứa cả lịch sử và bản sắc văn hóa của đất nước, giống như sushi ở Nhật Bản, cà ri ở Ấn Độ hay pizza ở Ý.
Độ nổi tiếng toàn cầu của món ăn này chứng tỏ qua việc bản thân từ «Phở» đã trở thành khái niệm dễ hiểu chung với tất cả mọi người không cần dịch hay giải nghĩa, không phải là từ thuần Việt nữa.