Kênh truyền thông nổi tiếng của Mỹ, CNN, nhận xét Địa đạo Củ Chi của TP.HCM là một “kỳ quan có một không hai”.
Bên dưới đại dương, bên trong sông băng hoặc sâu vào lòng đất, các đường hầm từ lâu đã trở thành điểm đến mê hoặc du khách. Dưới đây là những đường hầm tuyệt vời nhất thế giới.
Địa đạo Củ Chi, Việt Nam
Trong một bài phóng sự ảnh được đăng tải mới đây trên CNN, tác giả bài báo miêu tả Địa đạo Củ Chi như một “thành phố ngầm dưới lòng đất”.
Với hệ thống đường hầm có tổng chiều dài 250km, bên trong địa đạo là đầy đủ các công trình như: Chiến hào, kho cất giấu lương thực, bếp ăn, giếng nước, phòng ở, phòng làm việc, bệnh xá… liên hoàn như mạng nhện đã biến địa đạo Củ Chi thành một trong 6 công trình nhân tạo đặc biệt nhất thế giới, cũng là một trong 7 điểm đến kỳ lạ nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Đường hầm Lærdal, Na Uy
Các đường hầm đóng vai trò quan trọng ở Na Uy, là phương tiện kết nối nhiều thành phố ven biển và đảo của nước này. Lærdal - hay Lærdalstunnelen - là đường hầm dài nhất thế giới, lên tới 24,5 km, và kể từ năm 2000 là tuyến đường nhanh nhất kết nối giữa Oslo và Bergen.
Đường hầm Guoliang, Trung Quốc
Cắt vào mặt vách đá dựng đứng của dãy núi Taihang. Đường hầm ban đầu được người dân địa phương xây dựng để giúp làng Guoliang dễ tiếp cận hơn. Ngày nay nó là một điểm đến du lịch hàng đầu.
Đường hầm Burro Schmidt của bang California, Mỹ
Đường hầm này ở sa mạc Mojave được đặt theo tên của người khai thác địa phương từng làm việc tại đây để vận chuyển quặng.
Đường hầm vịnh Tokyo, Nhật Bản
Tuyến Tokyo Bay Aqua-Line, còn được gọi là đường cao tốc xuyên vịnh Tokyo, kết nối tỉnh Kanagawa và Chiba mà không cần phải lái xe quanh bờ biển.
Tuy nhiên, điều làm cho nơi này nổi bật là bắt đầu như một đường hầm ở phía Kanagawa, trước khi nhô lên khỏi mặt nước ở Umihotaru, một hòn đảo nhân tạo có trạm dừng chân và đài quan sát để ngắm nhìn toàn cảnh đường chân trời của Tokyo.
Đoạn đường cuối cùng đến Chiba là cây cầu mà những người đến sân bay Haneda có thể nhận ra khi máy bay chuẩn bị hạ cánh.
Hầm mộ Paris, Pháp
Ban đầu được đào lên để cung cấp đá cho các tòa nhà trên khắp Paris. Hầm mộ được sử dụng vào thế kỷ 18 làm nơi lưu trữ xương từ các nghĩa trang tràn ngập thành phố.
Các đường hầm còn lại trong danh sách gồm: Gotthard Base, Thụy Sĩ; Channell, Anh/Pháp; Seikan, Nhật Bản; Eisenhower, Colorado và Burro Schmidt, California, Mỹ; Large Hadron Collider, Pháp/Thụy Sĩ; Jungfrau Railway, Thụy Sĩ; Natural, Virginia, Mỹ; SMART, Kuala Lumpur, Malaysia; Langjokull Glacier, Iceland; Paris Catacombs, Pháp; Drammen Spiral, Na Uy; Leake St và Greenwich Foot, Anh; Road of 52, Ý.