Đại dịch covid-19 được đưa vào đề thi môn Ngữ văn của TP. HCM

Đức Duy| 16/07/2020 11:50
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Theo nhiều giáo viên, đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 của TP.HCM phần nghị luận văn học năm nay khó, đề bài cho đến ba tác phẩm với ba thông điệp: thứ nhất là giá trị sống; thứ hai là cảm xúc yêu thương cho gia đình, thứ ba khát vọng cống hiến cho xã hội.

Còn theo đánh giá của cô Văn Trịnh Quỳnh An, giáo viên Ngữ văn Trường THPT Gia Định (TP. HCM) cho biết đây là một đề thi rất hay, nhẹ nhàng và sâu sắc nhưng vẫn đảm bảo được sự phân hóa: Có một chủ đề xuyên suốt toàn bộ đề thi: “Lắng nghe”: Mới mẻ, sáng tạo và thú vị , phù hợp với bối cảnh dạy và học hiện đại. Cho thấy sự thống nhất về tư duy. Lắng nghe – thay đổi, lắng nghe – yêu thương, lắng nghe – hiểu biết.

Đại dịch covid-19 được đưa vào đề thi môn Ngữ văn của TP. HCM

Đại dịch covid-19 được đưa vào đề thi môn Ngữ văn của TP. HCM

Đoạn văn đọc hiểu: Cấu trúc: Câu a, b là nhận biết, câu c là thông hiểu, câu d là vận dụng thấp.

Cấu trúc nghị luận xã hội có thay đổi, không đặt ra sự lựa chọn, nhưng vẫn mang tính gợi mở cao “Phải chăng lắng nghe là một biểu hiện của yêu thương”. Câu hỏi đơn giản nhưng sâu sắc, vừa phù hợp với lứa tuổi, vừa có độ phân hóa. Hiếm có đề thi văn nào bao quát cả hai tiêu chí trên như đề thi tuyển sinh lớp 10 của Sở GD-ĐT TP. HCM.

Với bối cảnh dịch Covid-19, học sinh phải nghỉ học gần 3 tháng, giải pháp cho học sinh được chọn mảng nghị luận văn học là hợp lí. Từ việc “lắng nghe thông điệp trong tác phẩm”, các đoạn thơ được chọn là những thông điệp khác nhau và có tính khái quát cao: Từ cá nhân, gia đình đến xã hội. Điều này đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng phân tích, nhận định đề tốt.

Video nhận định Đề thi của cô Văn Trịnh Quỳnh An do hệ thống HOCMAI cung cấp:

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đại dịch covid-19 được đưa vào đề thi môn Ngữ văn của TP. HCM